Rắc rối pháp lý thương vụ Grab mua Uber: Chưa thể xác định thị phần của Grab

Diendandoanhnghiep.vn Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch công ty Luật Basico, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) cho rằng, chưa thể xác định thị phần của Grab.

- Hiện nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Singapore, Malaysia, Philippines đã vào cuộc điều tra thương vụ Grab mua lại Uber vì nghi ngờ thương vụ này có dấu hiệu ảnh hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh. Vậy, theo ông, thương vụ này có vi phạm Luật Cạnh tranh?

Tôi cho rằng không có cơ sở khẳng định việc Uber sáp nhập vào Grab vi phạm Luật Cạnh tranh. Thứ nhất, việc sáp nhập là 2 doanh nghiệp ở nước ngoài, còn Grab Việt Nam là pháp nhân Việt Nam độc lập, chỉ có 49% vốn của Grab nước ngoài. Do đó, việc xem xét xác định thị phần thế nào là chưa rõ.

Thứ hai, cơ quan chức năng chưa xác định rõ Uber, Grab là kinh doanh taxi hay kinh doanh dịch vụ công nghệ, nên chưa đủ cơ sở khẳng định thị phần kinh doanh taxi thế nào. Ít nhất cũng phải tách bạch được phần liên kết với các hãng taxi và phần còn lại (nếu có).

 Thứ ba, kể khi đã xác định 2 hãng này là kinh doanh taxi và xác định được thị phần thì cũng còn phải xác định tiếp là tính quy mô doanh thu trên toàn bộ 100% hay chỉ trên 20% doanh thu - là phần các hãng này được hưởng và phải nộp thuế.

Thứ tư, cơ quan chức năng phải tính thị phần riêng loại taxi công nghệ hay tính toàn bộ thị trường taxi. Theo tôi phải tính toàn bộ, trong đó có thể coi taxi công nghệ chỉ như là một phân khúc thị trường hay một dòng sản phẩm.

- Nhưng điều này khiến người tiêu dùng và người lao động dường như bất lợi hơn. Quan điểm của ông?

Tôi cho rằng chúng ta không nên lo sợ vấn đề này. Đây hoàn toàn là câu chuyện và lựa chọn của thị trường.
Trên thực tế, hiện người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc đi lại. Taxi công nghệ cũng đang triển khai rầm rộ, nên chưa thấy rõ khả năng độc quyền. Trường hợp sau khi sáp nhập, xuất hiện yếu tố độc quyền thì sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.

Theo quy định tại Điều 20 về “Thông báo việc tập trung kinh tế”, Luật Cạnh tranh năm 2004, các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho Cục quản lý cạnh tranh, bộ Công Thương trước khi tiến hành tập trung kinh tế.

- Như ông nói, Việt Nam đang có một loạt nhà đầu tư "tranh thủ" triển khai ứng dụng công nghệ mới, liệu những ứng dụng này đủ tầm "đối trọng" với Grab?

Đương nhiên, tất cả đều là đối thủ hết. Còn câu chuyện các đối thủ này có “đủ tầm” hay không, các đối thủ này sẽ phát triển các ứng dụng công nghệ để lớn mạnh là câu chuyện khác.
Nhưng tôi nghĩ, đây là thời cơ vàng của các hãng công nghệ cũng như taxi truyền thống.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rắc rối pháp lý thương vụ Grab mua Uber: Chưa thể xác định thị phần của Grab tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711694298 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711694298 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10