Chưa tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ, Bộ Y tế lý giải ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Y tế cho biết do nguồn vaccine rất khan hiếm nên Việt Nam chưa tính tới phương án tiêm dịch vụ vaccine Covid-19. Tại thời điểm này, vaccine COVID-19 vẫn được tiêm miễn phí.

Mới đây, một bệnh viện tư nhân ở TP HCM đề xuất Bộ Y tế cho phép chủ động đàm phán mua vaccine COVID-19 bằng nguồn tài chính của đơn vị và tổ chức tiêm chủng dịch vụ. Ngoài ra, bệnh viện muốn tham gia chiến dịch tiêm chủng TP đang thực hiện nhưng sẽ được thu phí dịch vụ.

Đồng thời, bệnh viện tư nhân này đã trang bị hệ thống kho lạnh được Viện Pasteur TP HCM kiểm định và chứng nhận đủ điều kiện có thể lưu trữ cùng một lúc 800.000 liều vắc-xin Astra-Zeneca, 200.000 liều Moderna và 600.000 liều Pfizer. 

Giám đốc điều hành của bệnh viện này cho biết: Cơ sở y tế tư nhân, phải tự huy động ngân sách rất lớn của chính mình để mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm chủng, bao gồm hệ thống trữ lạnh âm sâu và kho lạnh hiện đại để bảo quản vaccine; trả lương cho y bác sĩ điều dưỡng; chi phí cho các hoạt động phụ trợ… 

Hai trong số các tủ đông chứa vaccine của bệnh viện.

Hai trong số các tủ đông chứa vaccine của bệnh viện.

Ngoài ra, bệnh viện còn phải tạm dừng các hoạt động của một số bộ phận khác để điều chuyển nhân sự ưu tiên cho công tác tiêm chủng đang vô cùng cấp bách. Việc thu phí là điều kiện cần thiết để giúp bệnh viện cân đối ngân sách trong bối cảnh khó khăn chung.

Việc thu phí sẽ dựa trên nguyên tắc, nếu bệnh viện được TP cấp vaccine theo nguồn nhà nước để tiêm cho người dân thì bệnh viện sẽ thu phí dịch vụ tiêm chủng. Nếu bệnh nhân có nhu cầu tiêm vaccine bằng nguồn của bệnh viện thì sẽ thu phí vắc-xin và phí dịch vụ tiêm chủng. Bệnh viện vẫn chưa có mức phí cụ thể.

Hiện nay, Pfizer, USA &BioNtech, Germany đã đồng ý bán vaccine Pfizer (BioNtech Comirnaty) cho Bệnh viện tư nhân này với điều kiện có sự đồng ý của Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, dựa trên tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ, Bệnh viện đề xuất được chủ động đàm phán, mua và nhập khẩu vaccine Pfizer, USA & BioNtech, Germany, với số lượng 300.000 liều cho đơn đặt hàng đầu tiên bằng chính nguồn tài chính của mình.

"Bằng cách này sẽ có thêm nguồn vaccine lớn, người dân có thể tự nguyện tham gia vào chiến dịch tiêm vaccine bằng khả năng tài chính của mình, như một cách góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước" - Giám đốc điều hành của bệnh viện cho hay.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Chủ trương của Bộ Chính trị, của Chính phủ và Thủ tướng là huy động mọi nguồn lực để có thể tìm kiếm và tiếp cận nhiều nguồn, mau chóng đưa lượng lớn nhất vaccine về Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã có các văn bản thông báo tới các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vaccine trên tinh thần Bộ Y tế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi khi rõ nguồn vaccine.

Đối với các vaccine được WHO, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép, Bộ Y tế đảm bảo cấp phép trong vòng 5 ngày. Với các vaccine khác khi chưa được WHO và một số tổ chức thế giới như FDA, cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) công nhận, Bộ Y tế sẽ cố gắng thẩm định và cấp phép trong vòng 10 ngày nếu như đủ tiêu chuẩn.

"Để tăng nhanh nguồn cung, đa dạng hóa nguồn vaccine, đa nguồn lực và đỡ cho ngân sách quốc gia, chúng tôi tin rằng chủ trương tiêm dịch vụ cũng hợp lý và Bộ Y tế sẽ đề xuất xem xét ở một thời điểm phù hợp. "Hiện tại nguồn cung vaccine rất hiếm, đặc biệt là trước tháng 9"- ông Thuấn nói.

Bộ Y tế cho biết do nguồn vaccine rất khan hiếm nên Việt Nam chưa tính tới phương án tiêm dịch vụ vắc-xin Covid-19. Tại thời điểm này, vắc-xin Covid-19 vẫn được tiêm miễn phí.

Bộ Y tế cho biết do nguồn vaccine rất khan hiếm nên Việt Nam chưa tính tới phương án tiêm dịch vụ vaccine Covid-19. Tại thời điểm này, vaccine Covid-19 vẫn được tiêm miễn phí.

Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, cho biết Việt Nam tạm thời chưa tính đến phương án tiêm vaccine dịch vụ. Để có vaccine cho tiêm chủng phải có nhiều vaccine nhưng hiện nay nguồn cung vaccine đang có khó khăn nên Việt Nam đang tập trung tiêm cho các đối tượng ưu tiên, nhất là dân vùng dịch.

"Vấn đề tiêm chủng vaccine COVID-19 dịch vụ cũng chưa được đưa ra bàn thảo tại các cuộc họp bởi nguồn vaccine phòng COVID-19 hiện nay đang được cấp miễn phí. Gần đây nhất, Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị tư nhân cùng tham gia vào chiến dịch tiêm chủng. Thế nhưng, ngay cả khi để tư nhân vào cùng tham gia chiến dịch tiêm chủng dịch vụ thì Nhà nước cần có quy định rõ ràng để tránh đơn vị này thu một kiểu, đơn vị khác thu một kiểu, mỗi địa phương thu một kiểu…, ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng miễn phí cho người dân"- PGS Phu nói.

Cũng theo ông Phu, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 về tiêm chủng vaccine giữa tháng 6 vừa qua, Thường trực Ban chỉ đạo nhấn mạnh sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên xong và đạt miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế sẽ chuẩn bị cho các giai đoạn sau, khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng miễn phí và tiêm dịch vụ.

Cùng ý kiến với PGS-TS Trần Đắc Phu, Luật sư Nguyễn Danh Huế cũng nhấn mạnh: "Việc tiêm vaccine cho cộng đồng, theo quy định tại Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc tiêm vaccine miễn phí cho người dân là yếu tố bắt buộc."

theo quy định tại Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc tiêm vaccine miễn phí cho người dân là yếu tố bắt buộc.

Theo quy định tại Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, việc tiêm vaccine miễn phí cho người dân là yếu tố bắt buộc.

Trước đó, Bộ Y tế đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh thành và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các trường Đại học về việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Bộ Y tế cho biết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm chủng vaccine COVID-19 theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, an toàn và miễn phí cho đối tượng tiêm chủng.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị được phân công tiêm chủng vaccine tiếp tục tổ chức tiêm chủng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ và kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 năm 2021 - 2022 ngày 8-7 hoàn toàn miễn phí, không thu tiền, không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chưa tiêm vaccine COVID-19 dịch vụ, Bộ Y tế lý giải ra sao? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713591300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713591300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10