Chuẩn nào cho hàng Việt?

Diendandoanhnghiep.vn Vụ việc Asanzo và nghi án nhập 100% hàng Tàu về dán mác Việt, bán ra thị trường với “thương hiệu Việt công nghệ Nhật” một lần nữa cho thấy đang có sự mù mờ lớn trong chuẩn mực hàng Việt.

Không bàn về vai trò, đóng góp hay giá trị chứng nhận của Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với các sản phẩm thương hiệu Việt nói chung và Asanzo trong những năm qua. Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao là “tem” của một Hội. Đây có phải là chuẩn mực duy nhất đủ chuẩn công nhận cho hàng Việt hay không? Hay chúng ta còn rất nhiều chuẩn khác cũng “đạt chuẩn” là câu hỏi thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Nói riêng đối với khu vực doanh nghiệp điện tử, nơi mà Asanzo hoạt động mạnh, ít nhất các doanh nghiệp điện tử đang rất chờ đợi “chuẩn” hay tiếng nói từ Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử - để minh định việc nhập khẩu linh kiện điện tử về lắp ráp hay đặt mẫu mã thiết kế đến sản xuất linh kiên điện tử, thậm chí lắp ráp khung và Việt Nam hoàn thiện gia công -ở ngưỡng nào sẽ là chuẩn của hàng made in Việt Nam – hàng Việt Nam.

Một doanh nghiệp không muốn nêu tên chia sẻ với người viết rằng, riêng trong lĩnh vực điện tử, cụ thể như lĩnh vực điện thoại di động, ông này loại trừ Vinsmart vì chưa được đi đến nhà máy của Vinsmart, còn lại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đều có công thức chung: Đặt gia công tại Trung Quốc theo thiết kế mẫu của mình (thậm chí 1 số “đội” còn đặt thiết kế của Trung Quốc), về Việt Nam gia công đóng gói bao bì sản phẩm, dán nhãn mác thương hiệu sản phẩm mình và bán ra thị trường. Vị này cũng nói thêm việc này là bình thường bởi Trung Quốc là công xưởng gia công hàng đầu của thế giới. Tương tự như các thương hiệu lớn như Apple, Samsung cũng gia công tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ cái nào gia công ở Trung Quốc, họ ghi rõ “made in China” – và việc gia công hoàn toàn phải tuân thủ chuẩn mực, chất lượng sản phẩm của họ đặt ra, không gia công A-Z cho tất cả.

Không có sự “minh định” hay chuẩn mực cụ thể cho điều này, vụ việc Asanzo sẽ còn “bắt cháy” sang rất nhiều doanh nghiệp điện tử khác, nhiều doanh nghiệp thương hiệu Việt lớn khác, ông này bày tỏ lo ngại.

Hiện tại, vụ Asanzo chưa thể có kết luận cuối cùng khi nhiều cơ quan chức năng đã có trả lời nhưng chưa có cơ quan chức năng vào cuộc điều tra cụ thể. Quan trọng nhất, vụ việc Asanzo cũng là hồi chuông cảnh báo nếu không tỉnh táo, nhiều doanh nghiệp sẽ vướng lằn ranh giữa gian lận thương mại với nhập linh kiện điện tử của thiết bị-sản xuất hàng hóa sản phẩm. Cũng như, đáng quan ngại là nếu không có chuẩn mực chính thức (tương tự như quy định bao nhiêu % hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu nội khối CPTPP thì được công nhận là sản phẩm được ưu đãi thuế) thì tình trạng hàng Tàu đội lốt Việt vẫn sẽ còn đẩy qua Việt Nam như lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuẩn nào cho hàng Việt? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713286272 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713286272 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10