Chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công: Bộ GTVT... “cố đấm ăn xôi”?

Diendandoanhnghiep.vn Dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc chuyển cả 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công. Thế nhưng Bộ GTVT vẫn tiếp tục trình Quốc hội...

Theo quan điểm của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), việc chuyển 8 dự án từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công, sẽ gây áp lực lớn đến ngân sách cũng như là bái toán cân đối bố trí nguồn vốn đầu tư công. Mặt khác, việc đảm bảo yếu tố về chất lượng và thời gian hoàn thành vốn vẫn là một “khuyết tật” lớn của nhiều dự án đầu tư công nói chung và các công trình đường bộ nói riêng.

MặcDù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc chuyển cả 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công. Thế nhưng Bộ GTVT vẫn tiếp tục trình Quốc hội trong kiến nghị ngày 25/5/2020

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc chuyển cả 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công. Thế nhưng Bộ GTVT vẫn tiếp tục trình Quốc hội trong kiến nghị ngày 25/5/2020.

Cụ thể, tại tờ trình vừa được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội vào ngày 25/5 về xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án một số đoạn đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Bộ GTVT đã trình 3 phương án đầu tư với 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam, trong đó bảo lưu quan điểm ưu tiên chuyển sang đầu tư công.

Theo đó, trong phương án được ưu tiên số 1, Bộ GTVT đề xuất tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công toàn bộ 8 dự án thành phần.

Đáng chú ý, tại thông báo kết luận phiên họp thứ 45 ngày 8/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu quan điểm không đồng ý chuyển cả 8 thành phần của Dự án từ hình thức PPP sang đầu tư công.

Đồng thời UBTVQH cũng cho rằng, việc thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là một chủ trương lớn của Nhà nước. Do đó, việc tiếp tục huỷ kết quả sơ tuyển sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín Nhà nước, dư luận, tâm lý nhà đầu tư và ảnh hưởng tới công tác quản lý, triển khai các đoạn tiếp theo của toàn tuyến sau này, nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét, thông qua dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP”. Thay vào đó, chỉ chuyển đổi hình thức đầu tư sang đầu tư công với những dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu như đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, và số ít dự án thật sự cấp bách, quan trọng, có nhà đầu tư nhưng khó có khả năng huy động vốn, khả năng đấu thầu không thành công. Và đây cũng chính là ý kiến, nhận định của các ĐBQH và chuyên gia đều cho rằng không nên chuyển tất cả 8 dự án PPP sang đầu tư công là hợp lý.

Phân tích và nhận định về vấn đề này, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), cho rằng: Nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư những đoạn có lượng phương tiện tham gia giao thông thấp, đầu tư khó, tốn nhiều vốn nhưng khả năng thu hồi vốn lại không cao. Và những dự án nào có nhà đầu tư tư nhân có đủ khả năng, năng lực thực hiện đầu tư PPP, thì nên tiếp tục để cho nhà đầu tư tham gia.

Cũng theo ông Cường, có thể Bộ GTVT vì áp lực mà muốn đẩy nhanh tiến độ giải ngân công cho đúng kế hoạch. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn tới những lo ngại "chạy đua tiến độ giải ngân, giải ngân cho bằng hết…". Còn đối với trạm thi phí BOT , trường hợp không thu được phí sẽ lại dùng cơ chế “xin nhà nước giải cứu”. Bởi, trách nhiệm đã có “người khác lo" - ông Cường lưu ý.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), cho rằng: Nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư những đoạn có lượng phương tiện tham gia giao thông thấp, đầu tư khó, tốn nhiều vốn nhưng khả năng thu hồi vốn lại không cao. Và những dự án nào có nhà đầu tư tư nhân có đủ khả năng, năng lực thực hiện đầu tư PPP, thì nên tiếp tục để cho nhà đầu tư tham gia.p/Cũng theo ông Cường, có thể Bộ GTVT vì áp lực mà muốn đẩy nhanh tiến độ giải ngân công cho đúng kế hoạch. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn tới những lo ngại

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), cho rằng: Việc chuyển sang đầu tư công sẽ dẫn tới những lo ngại "chạy đua tiến độ giải ngân, giải ngân cho bằng hết…". Còn đối với trạm thi phí BOT , trường hợp không thu được phí sẽ lại dùng cơ chế “xin nhà nước giải cứu”. Bởi, trách nhiệm đã có “người khác lo". 

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Xuân Thủy,  đại diện UBTVQH, cho rằng: Quốc hội muốn dự án phải hiệu quả nhưng không tạo áp lực quá lớn lên ngân sách. "Nên tận dụng nguồn lực từ xã hội để thực hiện các dự án hạ tầng, nguồn vốn ngân sách để dành sử dụng cho các mục tiêu kinh tế, xã hội khác. Và quan điểm của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng là hợp lý - TS. Nguyễn Xuân Thủy nhận định.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Xuân Thủy cũng lưu ý về sự mâu thuẫn trong thu phí BOT. Bởi, “chi phí đầu tư cao tốc rất lớn nên cho dù đầu tư bằng ngân sách thì có thể vẫn phải tính đến phương án thu phí. “Vậy sẽ thu phí như thế nào? Thu với mức nào? Ai sẽ là người thu?... Đây là vấn đề không đơn giản và cần tính toán thật thận trọng - TS. Thuỷ bày tỏ.

Theo Tờ trình của Bộ GTVT nêu đề xuất lên Quốc hội 3 phương án chuyển đổi hình thức đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau:

Phương án 1:  Chính phủ đã trình Quốc hội tại Tờ trình 211 ngày 14/5/2020: Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư từ hình thức công-tư (PPP) sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công toàn bộ 8 dự án thành phần. Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đã bố trí tại Nghị quyết số 52/2017 là 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng (Chính phủ kiến nghị bổ sung trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025).

Phương án 2: Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với 5 dự án, gồm: 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63km, QL45 - Nghi Sơn dài 43km, Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết).

3 dự án thành phần còn lại có nhiều nhà đầu tư qua sơ tuyển (Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 88.056 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 33.056 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng.

Phương án 3: Tiếp tục đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017 của Quốc hội; chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần, gồm: 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - QL45 dài 63km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết).

5 dự án thành phần còn lại (QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo) tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP.

Theo phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng; trong đó: Vốn vốn ngân sách nhà nước khoảng 78.461 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung 23.461 tỷ đồng); vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công: Bộ GTVT... “cố đấm ăn xôi”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711643011 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711643011 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10