Chuyện chiếc móc áo

Diendandoanhnghiep.vn Móc treo quần áo đã quá quen thuộc trong cuộc sống, đến nỗi mọi người xem có là điều hiển nhiên. Thế nhưng nó lại là 1 dấu mốc quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến ngành thời trang.

>>Công nghệ làm “dậy sóng” thời trang

Nếu quay lại Mỹ vài thế kỷ trước, chẳng ai biết móc quần áo là thứ gì

Nếu quay lại Mỹ vài thế kỷ trước, chẳng ai biết móc quần áo là thứ gì

Nếu quay lại Mỹ vài thế kỷ trước, chẳng ai biết móc quần áo là thứ gì. Áo khoác thì được treo lên bằng kẹp, những loại trang phục khác thì gấp và xếp chồng lên nhau trên kệ hoặc trong tủ. Còn đến những cửa tiệm thời trang, thì đa số chỉ trưng bày những tấm vải, vì việc sản xuất quần áo may sẵn hàng loạt chỉ mới phát triển kể từ sau những năm 1840.

Việc gấp quần áo như vậy dễ để lại những nếp nhăn không mong muốn. Đến năm 1852, William B. Olds trở thành người đầu tiên được cấp bằng sáng chế cho một chiếc móc quần áo. Ông gọi sản phẩm của mình là “đồ vật để giữ phom dáng áo khoác”. Đó là một chiếc vòm kim loại cong để vừa một chiếc áo khoác, và thứ này được gắn lên tường như đèn treo tường, cách tường khoảng 30 cm.

Theo bài báo về lịch sử móc treo quần áo trên Tạp chí Nghiên cứu Quần áo và Vải vóc, thiết kế của B. Olds được cho là phục vụ nhu cầu trưng bày quần áo trong cửa hàng. Mặc dù vậy phiên bản ban đầu này khác rất xa phiên bản móc treo ngày nay, bởi nó thiếu đi một thứ quan trọng: đó là cái móc.

Nhiều câu chuyện chỉ ra rằng phần móc của móc treo quần áo xuất hiện sau đó 50 năm, khoảng 1903. Người sáng chế là Albert J. Parkhouse, nhân viên tại công ty Timberlake Wire and Novelty tại Michigan. Lúc đó chỗ ông làm không đủ kẹp để nhân viên treo áo khoác. Ông uốn cong những sợi dây điện, thứ luôn có rất nhiều ở nơi làm việc, biến chúng thành những chiếc móc áo thô sơ. Bằng cách này, chỉ với một cái kẹp thì có thể treo được nhiều áo khoác.

Tuy nhiên bản thân Parkhouse không kiếm được đồng nào từ sáng chế của mình. Bởi vì đến năm 1904, ông chủ của ông là John B. Timberlake, mới là người được cấp bằng sáng chế.

Cũng trong năm 1904, John Thomas Batts, một nhân viên cửa hàng thời trang nam, nhận được bằng sáng chế móc treo quần áo. Đó là vật dụng có phần hai thanh hai bên (vai móc) bằng gỗ, cùng một thanh gỗ có lò xo để giữ chặt phần quần.

Trong một buổi phỏng vấn năm 1993, cháu của ông Batts nói rằng ở thời điểm đó, một bộ com-lê nam giới phải mất đến 3 chỗ trên kệ, một cho quần, một cho vest và một cho áo khoác. Ông Batts đánh giá đây là cách trưng bày quần áo cực kỳ tệ hại. Và công ty của Batts không chỉ đơn giản là đưa vào sử dụng những chiếc móc treo quần áo, mà họ đang muốn hướng đến ý tưởng đằng sau sáng chế này. Đó là quần áo bày bán lên được treo lên, chứ không phải gấp lại. Cách này không chỉ tiết kiệm diện tích, mà còn giúp quần áo đỡ nhăn và nhìn bắt mắt hơn nhiều.

Móc treo quần áo trở nên phổ biến trong các hộ gia đình trong những năm 1920

Móc treo quần áo trở nên phổ biến trong các hộ gia đình trong những năm 1920

>>Nhìn lại thị trường thời trang năm 2022

Cứ như thế những chiếc móc treo quần áo trở nên phổ biến trong các hộ gia đình trong những năm 1920. Tuy nhiên Tạp chí Nghiên cứu Quần áo và Vải vóc đánh giá rằng chính việc các đơn vị bán lẻ sử dụng mới khiến móc treo quần áo trở thành thứ thông dụng. Từ năm 1852 đến 1932, có đến 52 bằng sáng chế móc treo quần áo sử dụng cho mục đích thương mại.

Kể từ thời điểm đó, móc treo quần áo trở nên phổ biến đến mức người ta sử dụng chúng trong nhiều việc khác, chứ không chỉ đơn thuần là treo quần áo.

Chẳng hạn khi ăng ten radio bị hư, người ta có thể “chế tạo” móc treo thành những thứ thay thế. Hoặc trong những mẫu xe đời cũ có núm khóa thủ công, thì trong trường hợp bị khóa ngoài, người dùng có thể dùng dây điện tạo thành một cái móc, luồn qua đường ron cao su ở trên cùng của cửa sổ và mở chốt khóa. Hoặc móc treo quần áo cũng là thứ được dân thủ công hay tái chế, chẳng hạn biến thành đèn chùm hoặc giá đỡ iPad.

Hiện nay có hẳn một thuật ngữ về vận chuyển liên quan đến móc treo quần áo: GOH - garments on hangers. Nói một cách dễ hiểu, đó là phương thức vận chuyển hàng hóa mà quần áo được treo trên móc sẵn ngay từ lúc ở nhà máy. Sau đó chúng được đưa vào các container chuyển hàng. Dĩ nhiên lúc đến tay người bán, những bộ đồ vẫn giữ nguyên tư thế được móc sẵn.

Cách vận chuyển này có khá nhiều ưu điểm: giúp quần áo ít bị nhăn hơn, không cần dùng hộp carton để gói hàng, cũng không cần dùng quá nhiều nhân công để trưng bày lại sản phẩm trong cửa hàng.

Tuy nhiên GOH cũng có nhược điểm, đó là rác thải. Theo ước tính năm 2010 của nhà sản xuất móc treo bền vững Arch & Hook, khoảng 85% móc treo tạm thời (loại thường sử dụng trong vận chuyển GOH) bị đưa vào bãi rác.

Một số giải pháp đang được đưa ra. Chẳng hạn các thương hiệu như Target và Zara cam kết tái sử dụng các móc treo. Còn bản thân công ty sản xuất móc treo đẩy mạnh chương trình tái sử dụng móc treo, cũng như sản xuất móc từ vật liệu tái chế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện chiếc móc áo tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711655376 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711655376 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10