[CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng

Diendandoanhnghiep.vn Một số chuyên gia nhận định, họ nhìn thấy một bước ngoặt có thể xảy ra đối với bối cảnh sản xuất của châu Á nếu các công ty lựa chọn không quay lại Trung Quốc.

faaHàng chục những chuyến tàu với đầy ắp hàng sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu ví như túi xách, tivi màn hình phẳng, đồ chơi bằng nhựa đã bị ách lại tại các cảng biển.

Hàng chục những chuyến tàu với đầy ắp hàng sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường Mỹ và châu Âu ví như túi xách, tivi màn hình phẳng, đồ chơi bằng nhựa đã bị ách lại tại các cảng biển. (Ảnh minh họa)

Ngay cả khi sự ảm đạm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đè nặng lên vai các nhà sản xuất thì có lẽ chưa bao giờ vấn đề tìm kiếm các chuỗi cung ứng mới ngoài thị trường Trung Quốc trở nên cấp thiết như khi dịch virus corona xảy ra. Các chuyên gia nói rằng điều này có thể làm thay đổi về cơ bản đối với chuỗi cung ứng châu Á.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

"Đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng", Edward Alden, chuyên gia thương mại thuộc Hội đồng cao cấp về quan hệ đối ngoại, chia sẻ. Từ trước khi dịch bệnh xảy ra, nhiều công ty cũng đã có áp lực rất lớn đối và buộc họ phải đa dạng hóa khỏi Trung Quốc khi tiền lương và chi phí sản xuất tại nước này tăng lên, bởi cuộc chiến Mỹ - Trung xảy ra.

Ông Alden cho rằng vì thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đã không thể loại bỏ hầu hết các mức thuế, các công ty phải đưa ra kết luận rằng "chi phí của việc nhập nguồn cung ứng từ Trung Quốc cho các sản phẩm có liên quan đến Mỹ giờ đây dường như sẽ cao hơn vĩnh viễn chứ không còn là tạm thời nữa”.

Và với sự giám sát ngày càng tăng của Mỹ đối với thương mại công nghệ với Trung Quốc, cộng với cuộc khủng hoảng virus corona, "không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc", ông nói.

Thực tế thì các công ty lớn rất muốn quay trở lại sản xuất, nhưng chưa rõ bao giờ thì các công nhân được phép trở lại. Kể cả khi điều đó xảy ra, vận chuyển hàng hóa ra vào Trung Quốc vẫn rất khó khăn. Alan Cheung của công ty vận chuyển Kerry Logistics cho biết các tài xế vẫn đang bị chặn lại trừ khi họ giao thực phẩm hoặc các nhu yếu phẩm.

Thời gian trì trệ càng lâu thì hàng hóa càng chất đống, có thể dẫn đến những nút thắt cổ chai và khiến cước vận chuyển tăng vọt khi mọi thứ trở lại bình thường. Về dài hạn, dịch bệnh có thể làm suy yếu sự yêu thích của các tập đoàn đa quốc gia đối với Trung Quốc.

Cuộc cạnh tranh thu hút chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á

Trước đó, trước khi dịch bệnh bùng phát, khi xuất hiện các doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc thì các quốc gia Đông Nam Á lại đang có một cuộc cạnh tranh ngầm nhằm thu hút FDI với mong muốn trở thành "công xưởng của thế giới" thay cho Trung Quốc.

Các quốc gia này đã không ngần ngại đưa ra các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Chẳng hạn Thái Lan hay Malaysia ưu đãi cụ thể về thuế quan, trong khi Indonesia cũng đang xem xét để áp dụng các biện pháp tương tự. Những nỗ lực của các quốc gia này có khả năng sẽ thay đổi mạnh mẽ mạng lưới chuỗi cung ứng tại châu Á trong thời gian tới.

Vào tháng 9 năm ngoái, Thái Lan đã phê duyệt gói ưu đãi giảm một nửa thuế cho các tập đoàn nước ngoài hứa sẽ đầu tư ít nhất 1 tỷ baht (33 triệu USD). Để đủ điều kiện, nhà đầu tư phải thực hiện vào cuối năm 2021 và phải nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực quan trọng như điện tử công nghệ cao và hóa sinh.

Đó là một phần trong dự án Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), một khu công nghiệp đang được hình thành tại vùng biển phía đông của Thái Lan. EEC là phần trung tâm của chương trình nghị sự chính sách nhằm nhanh chóng nâng cấp Thái Lan từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành một quốc gia phát triển.

Một khu công nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động ngay vào đầu năm 2020. CP Land, công ty bất động sản của tập đoàn lớn nhất Thái Lan - Charoen Pokphand, sẽ cùng sở hữu khu công nghiệp này với nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Quảng Tây.

Hay, Malaysia đã đưa ra một loạt các ưu đãi trị giá khoảng 1 tỷ ringgit (240 triệu USD) mỗi năm, trong vòng 5 năm. Các biện pháp này nhằm vào các tập đoàn lớn và các startup của nước ngoài, bao gồm giảm thuế cũng như trợ cấp tài chính.

Indonesia cũng đang tìm cách tham gia cuộc chiến đầu thu hút đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay, Indonesia đã không hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến thương mại. Chính phủ nước nay đang muốn đưa ra thêm các ưu đãi bao gồm việc bãi bỏ các quy định phức tạp và giảm thuế doanh nghiệp.

Việt Nam trong những năm qua cũng có những chính sách nhằm thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt là dòng vốn có chất lượng.  Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong số 33 công ty Trung Quốc công bố kế hoạch chuyển ra nước ngoài từ tháng 6 đến tháng 8/2019, đã có 23 công ty đã chọn Việt Nam.

Song để được tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn, doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua 2 yếu tố là chất lượng và giá thành.

Sóng thần và lũ lụt đã xảy ra và các doanh nghiệp chỉ suy nghĩ đơn giản là họ có thể đối phó. Nhưng dịch bệnh sẽ là câu hỏi hóc búa hơn nhiều lần đang nằm trên bàn làm việc của các vị CEO các tập đoàn đa quốc gia. Bởi vậy, từ câu chuyện này, họ sẽ phải tính toán và chắc chắn sự quyết tâm tạo dựng một thị trường thứ 2 ngoài Trung Quốc cho cả chuỗi dài sau này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CHUYỂN DỊCH ĐẦU TƯ] (Kỳ IV) Cuộc chiến định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711713021 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711713021 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10