4 giải pháp để phát triển Fintech

Diendandoanhnghiep.vn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết sẽ có nhiều chính sách mới về kinh tế số, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở Mobile Money, trong khi đó, lĩnh vực Fintech còn rộng mở.

Kinh tế số Việt Nam sẽ có nhiều chính sách mới được mở trong tương lai.

Kinh tế số Việt Nam sẽ có nhiều chính sách mới được mở trong tương lai.

Tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có báo cáo khẳng định Bộ sẽ có nhiều chính sách mới về kinh tế số.

Theo đó, Bộ trưởng cho biết “sẽ có hạ tầng số tốt hơn thời gian tới. Đồng thời, sẽ sớm cấp phép Mobile Money cho doanh nghiệp”.

Trên thực tế, Mobile Money - Thanh toán di động đã nổi lên như một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng dành cho các nhà mạng tại Việt Nam. Mobile Money đã có mặt từ lâu trên thế giới. Tại Nhật Bản, khoảng 30% thuê bao di động sử dụng Mobile Money thanh toán ngoài viễn thông. Với Trung Quốc, thanh toán điện tử được phát triển dựa trên sự phổ cập của mạng xã hội và thương mại điện tử.

Theo báo cáo của Cục Viễn thông, Viettel đã thí điểm thu phí đỗ xe ô tô qua hình thức thanh toán điện tử tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Kết quả thí điểm thu được: Tỷ lệ người dùng tài khoản ngân hàng viễn thông là 94% so với 6% sử dụng tài khoản ngân hàng.

VinaPhone cũng đang trong thời gian thí điểm 2 năm dịch vụ này tại Việt Nam từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2023. Hiện tại, đối tượng được sử dụng Mobile Money là các cán bộ, nhân viên của VNPT, VinaPhone. Trong tương lai gần, dịch vụ Mobile Money sẽ được mở rộng cho tất cả các thuê bao VinaPhone.

Đối với MobiFone, nhà mạng này cũng đã hoàn thành hồ sơ đề xuất thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money gửi tới Ngân hàng nhà nước, Bộ Thông tin & Truyền thông và các Bộ có liên quan thẩm định phê duyệt, đồng thời đang triển khai thử nghiệm hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho dịch vụ Mobile Money.

Liên quan đến phát triển kinh tế số, bên cạnh việc cấp phép cho Mobile Money cho doanh nghiệp, ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số đánh giá rằng, cũng cần có thêm nhiều chính sách, cơ sở hạ tầng sẵn sàng mới đáp ứng được thị trường Fintech.

Ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số.

Ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số.

Trong lúc tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tương đối phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc nâng tầm Fintech và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất cần được Chính phủ chú trọng.

Theo đó ông Đinh Hồng Sơn đưa ra 4 vấn đề lớn cần được chú trọng, tập trung và tháo gỡ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, cần có ưu đãi nhiều và có thể gia hạn nhiều hơn về việc miễn giảm thuế.

Thứ hai, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với những người làm công nghệ thông tin đặc biệt là lĩnh vực phần mềm, ứng dụng công nghệ vào trong đời sống, trong đó có mảng Fintech. Như vậy, sẽ khuyến khích được lực lượng lao động ngày càng nhiều hơn, chất lượng hơn tham gia vào cuộc cách mạng này.

Thứ ba, Chính phủ nên chú trọng vào nâng cao cơ sở hạ tầng. Bởi nếu hạ tầng không tốt và không đủ điều kiện thì các ứng dụng công nghệ cũng như tiến độ và khả năng thực thi sẽ gặp nhiều hạn chế. Ví dụ như mạng 5G hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được sử dụng rộng rãi; tốc độ đường truyền internet Việt Nam đang chậm hơn so với trung bình thế giới (theo thống kê năm 2020 của Speedtest), đặc biệt là các yếu tố hạ tầng khác... tính phổ cập công nghệ thông tin giúp cho toàn bộ doanh nghiệp lớn và nhỏ có thể tham gia vào cuộc cách mạng này.

Về chính sách cho các startup công nghệ và ứng dụng công nghệ, ông Sơn cho rằng cần có sự nhìn nhận tư duy lại về vai trò của nhóm này theo hướng chúng ta không chỉ khuyến khích cho doanh nghiệp tạo ra ứng dụng mà cũng nên khuyến khích cả những doanh nghiệp sử dụng ứng dụng đó.

Chính phủ nên tạo ra các tổ chức, Hiệp hội hoặc bản thân Chính phủ đứng ra làm cầu nối cho các doanh nghiệp có nhu cầu gặp gỡ, đưa ra các yêu cầu cho những doanh nghiệp công nghệ. Hiện tại startup rất nhiều có thể thừa nguồn cung nhưng nguồn cầu lại thiếu hoặc thậm chí, nguồn cung có nhưng không biết nguồn cầu ở đâu. "Kích cầu" thì sẽ "kích cung" và thị trường sẽ vận động nhanh hơn, với nhiều đột phá hơn.

Thứ tư, Chính phủ nên có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là một vấn đề cốt lõi rất quan trọng. Đặc biệt trong đợt dịch vừa qua và thậm chí thời gian tới, việc làm việc trực tuyến, học trực tuyến, đào tạo trực tuyến mặc dù mọi người vẫn thấy có thể giải quyết một số hoàn cảnh, nhưng về lâu dài đó sẽ câu chuyện liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, xác định sống chung với dịch đồng nghĩa cần có sự định hướng sao cho đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực kể cả khi đào tạo trực tuyến hay trực tiếp, trong mọi bối cảnh, hoàn cảnh. Chất lượng đó không chỉ phải đảm ở góc độ trình độ năng lực phục vụ cho sản xuất mà còn là chất lượng nhân lực sẽ sử dụng, tiêu thụ, hấp thu giá trị của kinh tế số, của chuyển đổi số. 

"Theo hướng đó, cần xác định vai trò quan trọng của giáo dục và sự thích ứng với bối cảnh mới. Giáo dục hiện tại còn mang nặng hình thức truyền thống và việc làm sao để chúng ta xây dựng được một nền tảng giáo dục trong thời đại mới cũng như trong mọi bối cảnh đặc biệt dịch bệnh, là một yếu tố rất cần được các cơ quan, tổ chức không chỉ có liên quan trực tiếp đến giáo dục tại Việt Nam, coi trọng", chuyên gia nhấn mạnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 4 giải pháp để phát triển Fintech tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711667639 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711667639 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10