Chuyện “sân trước, sân sau”

Diendandoanhnghiep.vn “Sân trước, sân sau” đang làm “méo mó” việc thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước.

Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp phòng chống tham nhũng (PCTN) vì thế mới chỉ ít nhiều làm yên lòng dân chúng.

Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng đã bước đầu được giải quyết. Tuy nhiên, tham nhũng vẫn còn tồn tại, thậm chí khá nhiều. Đã có tình trạng người hăng hái chống tham nhũng nhiều khi còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tình trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để.

Đối với Việt Nam, công cuộc phòng chống tham nhũng thực sự là một thách thức lớn. Bởi chống tham nhũng không chỉ là xử lý một nhóm các quan chức sai phạm. Nó còn là giải quyết các lỗ hổng trong hệ thống quản trị, pháp quyền và một nền văn hóa chung chi đã ăn sâu. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tại cuộc họp. (Nguồn: quochoi.vn)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

Mới đây, Quốc hội đã nghe báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2021. Đáng chú ý, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết, trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”.

Theo Báo cáo thẩm tra, năm 2021 có 51 người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó xử lý hình sự 16 người, xử lý kỷ luật 35 người (khiển trách 16 người, cảnh cáo 10 người, cách chức 9 người).

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước tiếp tục được triển khai và có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2021 đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 13 công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội; phát hiện 13 vụ/19 đối tượng có hành vi tham nhũng; 05 đối tượng đã bị xử lý hình sự…

Thật ra “lợi ích nhóm”, “sân trước, sân sau” là hình thức đặc biệt của tham nhũng. Đó là tham nhũng có tổ chức. Chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm thì nhất định phải chống, nhưng việc ngăn ngừa còn quan trọng hơn nữa. Nói như thế không có nghĩa xem nhẹ việc chống, phải chống quyết liệt, mạnh tay hơn nữa, liều lượng mạnh hơn nữa chứ như hiện nay chưa phải đã đủ, dù gần đây có cố gắng.

Quốc hội chiều 23-10. Ảnh: VIẾT CHUNG

Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2021. Ảnh: VIẾT CHUNG

Hiện nay những quy định nhằm bảo đảm kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống chính trị tuy có nhiều đổi mới nhưng còn nhiều sơ hở, chưa cụ thể. Cùng với việc thiếu kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực trên thực tế dẫn tới tình trạng lạm quyền để trục lợi cá nhân, cấu kết “sân sau”, “lợi ích nhóm”… 

Thực chất những việc như lạm dụng quyền lực để đưa người thân vào trong bộ máy lãnh đạo để tạo thành mối quan hệ gia đình đan xen vào mối quan hệ công việc là biến tướng của tham nhũng.

Làm công chức mà ngay ngắn, đúng chính sách chế độ không thể giàu được. Vậy mà người ta vẫn cứ đua nhau vào và bố trí cho người thân vào, chứng tỏ tham nhũng tiềm ẩn trong đấy. Vào đấy để cùng nhau tham nhũng và che chắn cho nhau.

Từ thực tiễn trên, chúng ta nhìn rộng một chút, ở Việt Nam đường lối chỉ mới là định hướng, còn vẫn đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội không thể chấp nhận “lợi ích nhóm”. Còn nhiều “lợi ích nhóm” thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội phải là cái tốt đẹp thật sự chứ không phải từ ngữ viết trên giấy.

Muốn ngăn chặn được thì đầu tiên cần phải có cơ chế tốt, phải dân chủ, minh bạch thông tin và kiểm soát quyền lực. Có nhiều người ban đầu họ cũng tốt (tất nhiên là tương đối) nhưng trong hoàn cảnh cơ chế quản lý không đủ chặt chẽ; cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực không đủ thì cuối cùng họ cũng hỏng dần đi.

Nếu nhân cách họ không đủ độ chín, cơ chế lỏng lẻo thì trước sau họ cũng hỏng. Bản thân quyền lực luôn có mặt trái là làm tha hóa con người. Cơ chế là hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất. 

Chính vì vậy, công tác PCTN cần phải được tiếp tục được đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, “không dừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và nhân dân ủng hộ tinh thần đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện “sân trước, sân sau” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724553 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724553 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10