Chuyện về slogan "Make in Vietnam"

Diendandoanhnghiep.vn "Make in Vietnam" là một khẩu hiệu hành động để thúc giục tinh thần sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Từ đó, Việt Nam có thể làm chủ công nghệ, trở thành một Việt Nam hùng cường.

Đó là lời phát biểu của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, tại Hà Nội diễn ra sáng 23/12.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại diễn đàn

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sáng 23/12.

Slogan "Make in Vietnam" được nhắc đến như lời khẳng định đanh thép về tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và trong mọi vấn đề chung của đất nước. Muốn đất nước phát triển, chúng ta phải làm chủ công nghệ.

Tại sự kiện ra mắt xe VinFast chiều 20/11/2018 tại Hà Nội, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng nói, "Make in Vietnam" - sản xuất bởi Việt Nam để phục vụ cho đồng bào mình và vươn ra thị trường thế giới. Cuộc vận động phải triển khai một cách toàn diện: Từ nhận thức tới nâng cao năng lực, xây dựng nền tảng văn hóa, đổi mới công nghệ, nâng cấp quản trị, tăng cường kết nối, tổ chức công tác tiếp thị và phân phối... Đây là yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.

Tại Diễn đàn Công nghệ Thông tin - Truyền Thông Việt Nam – Myanmar với chủ đề "Chuyển đổi số trong Chính phủ" tổ chức tại Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến các sản phẩm và giải pháp "Make in Vietnam" với những trải nghiệm thực tế tại triển lãm được tổ chức bên lề Diễn đàn. Các sản phẩm đó gồm Bphone của Bkav, Mytel của Viettel cùng các sản phẩm công nghệ của VNPT.

Cụm từ "Make in Vietnam" cũng đã được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắm tới việc phát triển IoT (Internet vạn vật) là định hướng trọng tâm trong thời gian tới của Bộ để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiệu "Make in Vietnam" vươn tầm thế giới.

Ngành công nghệ Việt Nam rất có tương lai bởi các nền tảng quan trọng nhất đã được xây dựng và định hình

Ngành công nghệ Việt Nam rất có tương lai bởi các nền tảng quan trọng nhất đã được xây dựng và định hình

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tham gia triển lãm là doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông lớn của Việt Nam và các sản phẩm thuần Việt như: MobiFone (với công nghệ nhận diện hình ảnh), VCCorp, Robot phục vụ nhà hàng của Misa, camera giám sát thông minh của Viettel, Bphone của Bkav…

Trong năm 2020 - năm đầu tiên thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam", đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời.

"Make in Vietnam" đã giúp tạo nên nhiều thành tựu như phòng chống COVID-19, công nghệ 5G và an toàn không gian mạng, mà theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thì “đây là các kết quả bất ngờ”.

Chẳng hạn, trong nỗ lực phòng chống COVID-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới, các sản phẩm như Ncovi, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, kế toán từ xa… đã ra đời. 

Cũng nhờ "Make in Vietnam", các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng trong nước đã có thể làm chủ 90% hệ sinh thái sản phẩm trong lĩnh vực của mình. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sứ mệnh của Việt Nam là trở thành cường quốc về an toàn, anh ninh mạng. Bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, cũng là một trọng tâm của "Make in Vietnam".

Còn ở lĩnh vực viễn thông, Việt Nam được ghi nhận là nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G và điện thoại 5G. Đây là một điều bất ngờ và rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được.

Cùng với những yếu tố khách quan, đặc biệt là do COVID-19 cũng đã khiến cho nhiều “gã khổng lồ” trên thế giới hướng về Việt Nam như là điểm đến an toàn, lý tưởng cho việc sản xuất, kinh doanh. Đây được xem là cơ hội để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới.

Mới đây, hãng tin Reuters vừa xác nhận tập đoàn chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới Foxconn (Đài Loan) chuyên sản xuất các sản phẩm cho gã khổng lồ công nghệ Apple của Mỹ đang chuyển dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple.

Hai dòng sản phẩm này sẽ chính thức được sản xuất tại Việt Nam vào năm 2021. Hàng loạt sản phẩm đình đám của Apple đã chính thức sản xuất tại Việt Nam. Dòng chữ "Made in Vietnam" trên các sản phẩm của gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ lan tỏa khắp thế giới, tạo hiệu ứng tích cực cho vị thế Việt Nam như là công xưởng đáng tin cậy.

Có thể nói, bằng nội lực của mình, Việt Nam đã và đang làm nên những điều bất ngờ. Vì thế, "Make in Vietnam" cần được hiểu là sản phẩm "được tạo ra ở Việt Nam" và "do người Việt làm ra" chứ không chỉ mang hàm ý gia công tại Việt Nam. Song song, xu hướng "Made in Vietnam" ngày càng trở nên mạnh mẽ, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế bằng chất lượng của mình.

Tất cả đang dần minh chứng cho việc chúng ta có hội đủ tiềm lực và niềm khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng và hùng cường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện về slogan "Make in Vietnam" tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711695853 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711695853 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10