Cơ chế đặc biệt để doanh nghiệp tiếp cận gói 100.000 tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn Để hỗ trợ các doanh nghiệp bị kiệt quệ về COVID-19, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ tung ra gói hỗ trợ lãi suất khoảng 3.000 tỉ đồng, tương ứng dư nợ lên tới 100.000 tỉ đồng

Tuy nhiên, để gói hỗ trợ này đến được tay doanh nghiệp, cần có cơ chế đặc biệt...

Cần có cơ chế đặc biệt từ Chính Phủ và các ban hành để doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng hỗ trợ

Cần có cơ chế đặc biệt từ Chính phủ và các ban ngành để doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng hỗ trợ vượt qua đại dịch COVID-19 lần thứ 4

Tăng gói tín dụng từ ngân sách

Thời gian qua, không thể phủ nhận dịch bệnh kéo dài đã bào mòn sức lực của rất nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch thời gian qua. 

Trong 9 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90, 3 nghìn đơn vị, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân mỗi tháng có hơn 10.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường. Kết quả khảo sát nhanh của Tổng cục Thống kê trong tháng 9/2021 cũng cho thấy, 94,3% doanh nghiệp cho biết đang gặp khó khăn nặng nề do tác động của dịch COVID-19; trong đó 19 tỉnh, thành phía Nam có đến 98,9% số doanh nghiệp gặp khó khăn nặng nề do COVID-19, đặc biệt là Đông Nam Bộ có tới 99,1% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn; Đồng bằng sông Cửu Long 98,7% doanh nghiệp gặp khó khăn…

Trước thực tế này, ông  Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế NHNN, cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây đã gợi ý ngân sách nhà nước có thể hỗ trợ lãi suất 2.000 tỉ đồng, tương đương quy mô dư nợ 60.000 - 65.000 tỉ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Sau khi bàn bạc với Bộ Tài chính, dự kiến gói này sẽ tăng lên khoảng 3.000 tỉ đồng, tức quy mô dư nợ khoảng 100.000 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia, so với dư nợ tín dụng hiện nay của nền kinh tế khoảng gần 10 triệu tỉ đồng, thì gói hỗ trợ trên chỉ chiếm khoảng 1%, chưa thấm gì so với khó khăn của doanh nghiệp sau 4 đợt dịch. Do vậy, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần xem xét tăng quy mô gói hỗ trợ này,

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel), cho biết, dòng tiền như ô -xy đối với doanh nghiệp nên gói hỗ trợ cũng cần phải mở rộng quy mô và ban hành sớm. Việc sử dụng ngân sách để hỗ trợ trực tiếp lãi suất cho các doanh nghiệp, theo ông, vấn đề quan trọng nhất ở đây, là làm thế nào để đối tượng thụ hưởng, cụ thể là doanh nghiệp, sớm tiếp cận gói ưu đãi lãi suất này.

Cần có cơ chế đặc biệt

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN cho biết, hiện tại các doanh nghiệp đều rất khó khăn, do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Thế nhưng cái khó của ngân hàng là họ không thể tự ý giảm chuẩn cho vay được. Ngay cả NHNN cũng không thể đưa ra Thông tư dưới chuẩn để cho phép các ngân hàng thực hiện được.

Vì vậy, song song việc dành nguồn tiền để hỗ trợ, Quốc hội, Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế đặc biệt về hỗ trợ tín dụng. "Nếu có cơ chế đặc biệt, theo tôi các TCTD sẽ mạnh dạn cho vay đối với doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh và doanh nghiệp mới có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này nhiều hơn", Phó Thống đốc nói.

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã vào cuộc và có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, giảm phí… Lũy kế từ khi có dịch đến nay, các ngân hàng đã cắt giảm trên dưới 30.000 tỷ đồng lợi nhuận trong đó gần 27.000 tỷ đồng là để hỗ trợ lãi suất hỗ trợ, 2.000 tỷ đồng để giảm phí. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng -Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện ngành ngân hàng đã tận dụng hết mức các công cụ chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

"Vấn đề đặt ở đây là trong khi ngành ngân hàng không còn dư địa để hỗ trợ, thì các nguồn khác lại chưa được tận dụng hết như Quỹ Phát triển DNNVV, giảm thuế, giảm phí... Theo tôi, thời gian tới cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ phía các bộ, ngành với các quyết sách nhanh, đủ mạnh mới có thể hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp phục hồi sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nói tóm lại, khi xây dựng các gói hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn này cần phải có cơ chế đặc thù thì tính khả thi mới cao, việc giải ngân vốn mới thuận lợi, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch lần thứ 4 này...", Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ chế đặc biệt để doanh nghiệp tiếp cận gói 100.000 tỷ đồng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711642115 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711642115 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10