Cơ chế đặc thù và sự lựa chọn “đặc biệt”

Huỳnh Thế Du - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright 25/02/2018 05:35

Hà Nội và TP HCM là hai nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển đặc khu như đã có nền tảng thể chế mềm, thế chế cứng để phát triển.

Việc hình thành các khu kinh tế tại Việt Nam thường xoay quanh các mục tiêu bao gồm: khả năng thu hút vốn FDI, thúc đẩy ngoại thương trong điều kiện chịu ràng buộc chưa thể cải cách, phòng thí nghiệm cho các chính sách và cách tiếp cận mới.

Vị trí là yếu tố then chốt

Tôi cho rằng để mô hình đặc khu kinh tế ở Việt Nam thành công thì cần đầy đủ 4 yếu tố là: vị trí, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp và một liên minh ủng hộ mạnh, có những đối tác hay nhóm lợi ích dài hạn từ thành công của dự án, cần có môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo ra các doanh nhân công.

Thứ nhất, vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng nó cần phải gắn kết trong và ngoài nước, đặc biệt phải kết nối với thị trường bên ngoài, có ưu thế về cơ sợ hạ tầng.

Thành công của một số nước như Singapore hay Trung Quốc chính là cám dỗ đối với Việt Nam. Nhưng chúng ta phải nhìn vào thực tế rằng, cả Singapore và Trung Quốc họ thành công vì họ có các yếu tố rất cơ bản như: vị trí đắc địa, nguồn nhân lực chất lượng cao ở ngay tại chỗ với tình thần khởi nghiệp mạnh mẽ của cộng đồng người hòa ở cả Hồng Kông hay Singapore. Tuy nhiên, đối với các khu kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là các khu kinh tế ven biển và có gắn với biển thì điều mà nhiều người nhắc tới lại là nguồn nhân lực không có kỹ năng sẵn. Nếu như chỉ dựa vào lực lượng này thì quá mỏng để có được hàng chục nghìn lao động có kỹ năng làm việc trong các đặc khu kinh tế tương lai. Điều này cho thấy rằng, vị trí có tầm quan trọng đặc biệt để các khu kinh tế thành công.

Thứ hai, quyết tâm chính trì của lãnh đạo cao cấp và một liên minh ủng hộ mạnh. Cần phải có quyết tâm chính trị và vai trò của người lãnh đạo mạnh mẽ từ cấp trung ương đến địa phương trong một thời gian dài. Phần lớn các khu kinh tế chỉ phát huy tác dụng sau 5-10 năm thành lập. Do vậy, nếu bị tác động bởi yếu tố nhiệm ký sẽ rất khó đảm bảo cho sự thành công của các khu kinh tế nói riêng, và những vấn đề mang tính dài hạn nói chung.

Thứ ba, có những đối tác hay nhóm lợi ích dài hạn từ thành công của các dự án. Trong hầu hết các trường hợp, các đối tượng này đều là khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy, nên khuyến khích tư nhân tham gia vào xây dựng và phát triển các khu kinh tế. Đồng thời, cần có khuân khổ pháp lý quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư xây dựng các đặc khu kinh tế. Thêm vào đó, cần nhìn nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân trong liên minh tăng trưởng.

p/Hà Nội và TP HCM mà thành công thì có thể kích họat cả vùng và tạo các cú hích kéo nền kinh tế quốc gia đi lên. Ảnh: S.T

Hà Nội và TP HCM mà thành công thì có thể kích họat cả vùng và tạo các cú hích kéo nền kinh tế quốc gia đi lên. Ảnh: S.T

Thứ tư, cần có một môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo ra các doanh nhân công. Chỉ môi trường này mới có thể tạo ra các doanh nhân công, những người chấp nhận rủi ro và sẵn sàng đi đến cùng vơú những dự án, ý tưởng. Để các đặc khu kinh tế ở Việt Nam phát triển, cần phải hội tụ đầy đủ cả 4 yếu tố này. Tuy nhiên, điều nghịch lý là ở Việt Nam dường như chỉ có trường hợp tỉnh Bình Dương và khu Nam Sài Gòn là những nơi hội tụ cả bốn yếu tố trên.

Cần thêm yếu tố liên kết vùng

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mô hình các khu kinh tế chính là tạo ra đột phá, nhất là đột phá hay cải cách thể chế. Tuy nhiên, các khu kinh tế của Việt Nam dường như chỉ chú trọng đến lợi ích trực tiếp bằng vốn, số doanh nghiệp, số việc làm hay doanh số trong khi đó các lợi ích mềm hay nhân tố tác động, nhất là vai trò “phòng thí nghiệm chính sách” thì chưa thật sự được quan tâm.

Với Việt Nam, tôi vẫn chưa thực sự hiểu được lý do tại sao Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) được chọn trong khi lại thiếu vắng hai đô thị trung tâm. Phải chăng bởi 3 nơi này đại diện cho Bắc – Trung – Nam?

Về tiềm năng của các đặc khu thì tại Phú Quốc có cơ hội về du lịch bởi Phú Quốc có lợi thế đặc biệt. Về phía Vân Đồn có yếu tố là thị trường rất rộng lớn của Trung Quốc. Về khu vực Bắc Vân Phong, nói thực tôi chưa thấy cơ hội ở đâu bởi tại Bắc Vân Phong không có sự hội tụ của 3 trong 4 yếu tố: doanh nghiệp, người giỏi, người giàu tập trung đến đó để tạo ra 1 đô thị, 1 đặc khu kinh tế phát triển trong thời gian dài. Đối với Vân Phong, tôi chưa thấy tiềm năng ở nơi đây.

Nếu được chọn, tôi sẽ chọn thêm 2 thành phố lớn Hà Nội và TP HCM. Hai nơi này hội tụ đủ điều kiện đã có nền tảng thể chế mềm, thế chế cứng để phát triển đặc khu, như điều kiện thu hút nhân tài, hạ tầng đang phát triển, cửa ngõ giao thương với nước ngoài... Hơn thế, nếu ở Hà Nội và TP HCM mà thành công thì có thể kích hoạt cả vùng và tạo các cú hích kéo nền kinh tế quốc gia đi lên.

Đó là chưa kể đến yếu tố liên kết vùng. Thiếu liên kết vùng và cát cứ địa phương là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất cản trở Việt Nam có thể khai thác các tiềm năng một cách tối ưu là một vấn đề đã được nhận ra từ lâu. Những bức tường quanh các khu công nghiệp và khu kinh tế rất thích hợp cho các cát cứ và việc chia cắt. Các cơ chế chính sách trong thời gian tới cần phải phá bỏ chúng nhằm tạo nên sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương với nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ chế đặc thù và sự lựa chọn “đặc biệt”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO