Cơ hội cho thép Việt

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 04/04/2021 11:00

Tình trạng thiếu thép cuộn ở Mỹ và Châu Âu đã đẩy giá loại vật liệu xây dựng này lên cao nhất kể từ năm 2008.

 Giá thép tại Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh: EPA

Giá thép tại Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc tăng mạnh. Ảnh: EPA

Tình trạng nói trên đã tạo cơ hội cho các hãng sản xuất thép châu Á đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Mỹ và Châu Âu.

Đâu là nguyên nhân?

Các nhà thầu xây dựng ở Mỹ và Châu Âu điêu đứng vì giá thép nhảy dựng thêm lần lượt 33% và 36,5% so với đầu năm 2021. Các nước phương Tây đang chờ vào nguồn nhập khẩu để giải tỏa cơn khát.

Dữ liệu từ S&P Global Platts cho thấy, thiếu hụt nguồn cung thép ở Châu Âu và Mỹ không phải xuất phát từ “cơn sốt” xây dựng, bất động sản như thường lệ, mà do đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn sản xuất cũng như vận chuyển từ châu Á.

Mặt khác, chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 giúp thúc đẩy niềm tin phục hồi kinh tế, từ đó làm tăng vọt các đơn hàng thép cuộn. Hiện tại chỉ Trung Quốc đủ sức “cân” sản lượng cho toàn cầu, nhưng khả năng này khó kéo dài.

Trong khi đó, các quốc gia tiên tiến ngày càng siết chặt sản xuất thép trong nước do ngành công nghiệp này tiêu tốn quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống. Kể cả Trung Quốc - thủ phủ thép toàn cầu, cũng phải cắt giảm 30-50% sản lượng ở 20 nhà máy lớn nhất.

Như vậy, giá thép rất có thể sẽ neo ở mức cao trong thời gian dài, đồng thời các trung tâm sản xuất thép tự nhiên dịch chuyển sang các nước đang phát triển.

fs

Giá thép rất có thể sẽ neo ở mức cao trong thời gian dài, đồng thời các trung tâm sản xuất thép tự nhiên dịch chuyển sang các nước đang phát triển.

Tiềm năng ở Châu Âu

Việt Nam hiện là một trong những nhà sản xuất thép thô lớn nhất thế giới. Năm 2019, sản lượng thép thô do Việt Nam sản xuất là 20,1 triệu tấn, cao nhất trong các quốc gia ASEAN và có thể so sánh với các quốc gia Châu Âu như Ý, Ukraina, Pháp, Anh.

Thép Việt Nam hiện có mặt ở 31 thị trường tại 4 châu lục, trong đó Châu Á, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Tây Ban Nha đều nhập thép Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể.

Ngành thép Việt Nam cũng như đa số các nước khác đang phải đối mặt với Điều luật 232 của Mỹ với mức thuế 25% cho sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu vào nước này. Riêng Việt Nam phải chịu mức thuế 450% cho một số chủng loại.

Mỹ luôn là thị trường tiềm năng, nhu cầu nhập khẩu lớn, giá cao, nhưng không duy trì được đà tăng trưởng. Bằng chứng là xuất khẩu thép của Việt Nam sang Mỹ năm 2020 giảm gần 50% sản lượng do kinh tế nước này suy giảm mạnh vì COVID-19. Dù kinh tế Mỹ đang phục hồi, nhưng tăng xuất khẩu thép vào Mỹ lúc này là không dễ bởi mức thuế quá cao.

Trong khi đó, thép Việt vào Châu Âu yêu cầu chất lượng cao, ngoài ra khả năng vận chuyển, giảm chi phí logictics để tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề rất nan giải mà Việt Nam cần giải quyết.

Với Châu Âu, EVFTA và UKVFTA là cơ sở pháp lý vững vàng, nhưng hiện nay, các sản phẩm sắt thép của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này ít, mới chỉ có các sản phẩm tôn. Dù vậy, cơ hội nhập khẩu thép của Châu Âu đang rất lớn, nên đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp thép Việt trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá thép tăng, TVN lãi đột biến

    Giá thép tăng, TVN lãi đột biến

    04:30, 02/05/2021

  • Nhà thầu “đau đầu” vì giá thép

    Nhà thầu “đau đầu” vì giá thép

    04:00, 30/04/2021

  • Giá thép liên tục tăng

    Giá thép liên tục tăng "nóng", nhà thầu và chủ đầu tư lo vỡ trận

    04:30, 29/04/2021

  • "Vua thép" Trần Đình Long: Từ buôn đồ cũ đến tỉ phú USD

    03:30, 24/04/2021

  • Vụ Gang thép Thái Nguyên: Trách nhiệm có bị “đổ” dồn lên các bị cáo?

    Vụ Gang thép Thái Nguyên: Trách nhiệm có bị “đổ” dồn lên các bị cáo?

    04:00, 17/04/2021

  • Ngành thép chủ động tiếp cận thị trường mới

    Ngành thép chủ động tiếp cận thị trường mới

    00:48, 17/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội cho thép Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO