Cơ hội lớn ở nhóm cổ phiếu IPO và thoái vốn Nhà nước

Diendandoanhnghiep.vn Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), có ba lý do chính tin rằng sự sôi động từ các thương vụ IPO và thoái vốn lớn sẽ tiếp diễn trong năm 2018 trên thị trường chứng khoán.

VDSC cho rằng, vẫn còn nhiều thương vụ vẫn chưa thể hoàn thành trong năm 2017, được dự kiến sẽ chuyển sang năm 2018. Theo kế hoạch thoái vốn được công bố, Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, và thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp (trong đó có khoảng 66 doanh nghiệp đang được giao dịch trên HSX, HNX và UPCoM) với nhiều tên tuổi nổi bật như VICEM, IDICO, TCT Lương thực miền Nam, TCT Phát điện 3. Tuy nhiên, tỷ lệ đã thực hiện là không cao do nhiều công ty có cấu trúc hoạt động và tài chính phức tạp, đòi hỏi mất nhiều thời gian cho việc định giá và soát xét. Đổi lại, giá trị của các thương vụ là rất lớn so với các năm trước.

Ví dụ như gần đây nhất là việc Thai Beverage mua lại 51% cổ phần của SAB với tổng giá trị gần 110 nghìn tỷ đồng, hay trước đó là thương vụ thoái vốn thành công của VNM với tổng giá trị gần 9 nghìn tỷ đồng. Chỉ riêng hai thương vụ này đã mang về cho Nhà nước số tiền cao hơn 5 năm trước đó cộng lại. Sự hứng thú của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang chứng minh cho sức hấp dẫn của hoạt động thoái vốn hiện nay.

Bên cạnh đó, các thông tư, nghị định gần đây của Chính phủ về cổ phần hóa, thoái vốn cũng là điểm tích cực đáng chú ý. Nghị định 126/2017/NĐ-CP liên quan đến IPO được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư chiến lược (cắt giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 5 năm xuống 3 năm), đảm bảo thông tin được công khai, minh bạch hơn (trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc IPO, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM). Còn đối với thoái vốn, dự thảo sửa đổi Nghị định 91 nếu được thông qua kỳ vọng sẽ rút ngắn và đơn giản hơn quy trình thoái vốn.

Như vậy, cùng với sự thành công của các thương vụ IPO, thoái vốn, một lượng vốn đầu tư lớn được kỳ vọng sẽ tiếp tục chảy vào thị trường, hay nói cách khác, thanh khoản và mức vốn hóa thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2018. Thêm vào đó, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước được kỳ vọng sẽ hiệu quả và minh bạch hơn cũng là những điểm sáng mà thị trường có thể trông chờ.

VDSC cũng cho rằng, cùng với các sửa đổi pháp lý thì kỳ vọng sự thành công của hai thương vụ thoái vốn thực hiện trong năm 2017 (VNM và SAB) sẽ là những kinh nghiệm thực tiễn để kế hoạch thoái vốn 2018 đạt kết quả mong đợi.

Trong số các doanh nghiệp được IPO và thoái vốn năm 2018 có một số tên tuổi đáng chú ý như BSR, PV Oil, PV Power, Satra, Tổng công ty Bến Thành, Vinafood2, Mobifone, ACV, hay PLX. Hầu hết các doanh nghiệp này là công ty đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng của Việt Nam. Do đó, CTCK này cho rằng đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư muốn trở thành cổ đông chiến lược để có thể phát triển hoạt động lâu dài tại thị trường Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội lớn ở nhóm cổ phiếu IPO và thoái vốn Nhà nước tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575494 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575494 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10