"Cơ hội sẽ trở thành thách thức nếu những cải cách về thể chế trong nước không thực chất"

Hà Trang Hằng 03/12/2018 18:04

"Để nắm được những cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại, Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh và cải cách thể chế trong nước".

TS. Vũ Tiến Lộc

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng chủ tịch VBF và ông Tomaso Andreatta, đồng chủ tịch VBF chủ trì họp báo trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên cuối kỳ 2018.

Đây là nhận định của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng chủ tịch VBF tại họp báo trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) 2018 cuối kỳ với chủ đề: “Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu” được tổ chức chiều ngày 3/12, tại Hà Nội.

Theo đó, năm 2019, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn. Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay từ 1/1/2019; tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (VEFTA) đã được đệ trình lên Hội đồng châu Âu và lạc quan nhất là cũng sẽ được ký kết vào đầu năm tới; tạo ra nhiều cơ hội, cũng như áp lực cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. “Theo kết quả khảo sát 1200 CEO hàng đầu thế giới do PwC tiến hành, Việt Nam đã vượt Trung Quốc, trở thành nền kinh tế có năng lực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong 12 tháng tới”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Hiện nay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc đang ngày càng leo thang, một bộ phận doanh nghiệp, nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, 1/3 nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã và đang có ý định dịch chuyển hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong khi các nhà đầu tư đến từ các nước khác, tỷ lệ này cao hơn có thể lên tới 50% để tránh những tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức. Trước tiên, về cơ hội, đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như tái cấu trúc lại chuỗi giá trị, đặc biệt là thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một trong ba phiên thảo luận chính của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ VBF 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] 5 “động năng” cho nền kinh tế Việt Nam tương lai

    [VBF GIỮA KỲ 2018] 5 “động năng” cho nền kinh tế Việt Nam tương lai

    14:54, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018]

    [VBF GIỮA KỲ 2018] "Chính sách khai khoáng cần thân thiện hơn với nhà đầu tư"

    12:21, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Làm sao thu hút đầu tư vào giáo dục hướng nghiệp dạy nghề?

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Làm sao thu hút đầu tư vào giáo dục hướng nghiệp dạy nghề?

    12:09, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Thách thức tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và phê chuẩn FTAs

    10:39, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Thúc đẩy nông nghiệp bằng nông nghiệp thông minh và nông dân thông minh.

    [VBF GIỮA KỲ 2018] Thúc đẩy nông nghiệp bằng nông nghiệp thông minh và nông dân thông minh.

    10:31, 04/07/2018

Liên quan đến việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, theo Bloomberg đánh giá, Việt Nam là quốc gia có đầu tư cho cơ sở hạ tầng cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc với khoảng 5,7% GDP, song nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan... cho thấy, ngân sách nhà nước không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển kết cấu hạ tầng. Các nước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của chính quyền hầu như chỉ là duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất và mức thuế thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh.

Từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần từ 16-17 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách chỉ khoảng 50-60%.

Trước bối cảnh nguồn vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng đang eo hẹp, việc huy động các nguồn vốn khác vào hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng được xem là chìa khoá quan trọng. 

Theo ông Tomaso Andreatta, đồng chủ tịch VBF: “Không có một giải pháp nào tồn tại đơn lẻ, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như cải cách khu vực ngân hàng, phát triển thị trường vốn trong nước, thu hút đầu tư theo mô hình PPP và nguồn tài chính từ đất đai, quỹ tài chính hạ tầng đô thị, để góp phần phát triển cơ sở hạ tầng".

Đồng tình với quan điểm này, TS Vũ Tiến Lộc cũng chỉ ra: "Tất cả sẽ chỉ là cơ hội, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được những lợi thế mà các FTA mang lại. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ".

"Nếu không cởi trói cho doanh nghiệp bằng cách xoá bỏ giấy phép con thì CPTPP hay là EVFTA và các hiệp định thương mại tự do khác sẽ trở thành những thách thức... nếu những cải cách trong nước về thể chế không thiết thực", Chủ tịch VCCI khẳng định.

Theo đó, Diễn đàn VBF cuối kỳ 2018 sẽ diễn ra vào ngày 4/12 với chủ đề: "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu". Diễn đàn sẽ có ba phiên thảo luận chính: nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cao kiến thức phục vụ ngành công nghiệp hiện đại và khắc phục những trở ngại đối với doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Cơ hội sẽ trở thành thách thức nếu những cải cách về thể chế trong nước không thực chất"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO