Cơ hội từ kinh tế tuần hoàn

Diendandoanhnghiep.vn Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu thế phát triển tất yếu, tạo cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết.

>> Cơ hội ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động

 “Diễn đàn khởi nghiệp quốc tế: Kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí DĐDN tổ chức.

“Diễn đàn khởi nghiệp quốc tế: Kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí DĐDN tổ chức.

Đây là những vấn đề đã được các chuyên gia thảo luận, phân tích và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn tại “Diễn đàn khởi nghiệp quốc tế: Kinh tế tuần hoàn trong khởi nghiệp tạo tác động” do Tạp chí DĐDN tổ chức ngày 15/11 vừa qua tại Hà Nội.

Cơ hội và thách thức

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, khởi nghiệp gắn với mô hình kinh doanh bền vững, mô hình kinh doanh có trách nhiệm để hướng tới tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững là nội dung mới mà VCCI và UNDP thấy cần thiết phải hướng tới, nhằm kêu gọi sự tham gia của cả cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.

>> Khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững

VCCI cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng UNDP cùng các đối tác nhằm kêu gọi thúc đẩy áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh tuần hoàn, bền vững trong doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, góp phần giảm phát thải carbon, hướng tới sản xuất - tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Lương Nguyễn Duy Thông, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp tại ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Đây là vùng trũng kinh tế, giao thông. Năng lực của doanh nghiệp cũng còn hạn chế so với cả nước; tỷ lệ thành lập doanh nghiệp tại một vài tỉnh vẫn thấp. Đây là rào cản khiến các doanh nghiệp startup gặp khó khi khởi nghiệp trong mô hình kinh tế tuần hoàn.

Giải pháp từ chính sách

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng, và “không thể đảo ngược”.

Việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các cú sốc từ bên ngoài, nhằm góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

>> Tạo "lực" cho doanh nghiệp startup ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Còn theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú chương trình Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, chúng ta cần có cách tiếp cận với toàn xã hội, với các bên như doanh nghiệp, các cơ quan, viện, trường, các doanh nghiệp trẻ, cùng các tập thể liên quan đến quy định đầu tư, nghiên cứu đổi mới sáng tạo hướng tới mục tiêu chung.

Ở góc độ doanh nghiệp về tái chế xanh, ông ông Nishchay Chadha, nhà điều hành công ty ACE Green Recycling khuyến nghị, Việt Nam rất cần những chính sách liên quan tới quy định. “Chúng tôi có thể đưa ra những ý kiến về việc tái chế thực hiện như thế nào, nhưng chính phủ Việt Nam cần phải đưa ra các khuôn khổ chính sách, quy định pháp luật về việc tái chế, cũng như hỗ trợ làm xúc tác cho việc thực hiện các hoạt động này”.

Ông Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường:

Lý do để thôi thúc kinh tế tuần hoàn cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân các quốc gia áp dụng mạnh mẽ thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Tôi cho rằng có một số yếu tố như sau: Thứ nhất, nhân loại đang đối mặt với áp lực về môi trường; Thứ hai, là đặt trong bối cảnh hiện nay của phát triển kinh tế số, nền tảng kinh tế tuần hoàn kết hợp cùng kinh tế số cộng với yếu tố đổi mới sáng tạo là động lực lớn để thay đổi, vì đổi mới sáng tạo là giá trị của mỗi cá nhân mỗi doanh nghiệp tạo ra.

Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách áp dụng kinh tế tuần hoàn khác nhau, trên nền tảng công nghệ số khác nhau. Vậy đó là nguyên nhân dẫn đến sự đa dạng của các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững (SD4B) VCCI:

Cùng với kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp, mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là “chìa khóa” để giải quyết yêu cầu về sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường.

Đặc biệt, giúp cho quá trình tăng trưởng kinh tế được tách rời ra khỏi tình trạng tiêu thụ tài nguyên. Đối với các doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là bảo tồn nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm thông qua sửa chữa và tái sử dụng và cuối cùng là tái chế. Mô hình kinh doanh tuần hoàn thường gắn liền với các mô hình khởi nghiệp kinh doanh đổi mới, sáng tạo và công nghệ.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội từ kinh tế tuần hoàn tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713550780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713550780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10