Cơ hội với CPTPP (Kỳ VII): “Bí quyết” tăng thị phần thủy sản tại Singapore

Quốc Anh 20/04/2019 06:10

“Miếng bánh” thị phần thủy sản 1,1 tỷ USD ở Singapore đang được chia đều cho các đối tác. Đáng nói là thị phần này đang có cơ hội tăng lên kể từ sau khi CPTPP đi vào thực thi.

Trong khi các nước láng giềng có thế mạnh về các mặt hàng tôm, cua, cá tươi sống... cùng lợi thế về địa lý, thì Việt Nam lại chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore với các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát).

p/Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng hơn 3 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 100 triệu USD/năm

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng hơn 3 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 100 triệu USD/năm

Thị phần còn khiêm tốn

Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương), Singapore có nhu cầu tiêu thụ tương đối lớn về thủy hải sản và là nơi trung chuyển sang nước thứ ba. Nhưng điều đáng nói là kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore dù tăng đều qua các năm, song vẫn chỉ trên 100 triệu USD/năm- một con số khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhu cầu hơn 1 tỷ USD của thị trường này.

TS. Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore cho biết, do chưa có thương hiệu, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn nên các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam vẫn khó đưa được vào thị trường này. Do đó, nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản Việt hiện nay phải tiếp cận với thị trường Singapore qua trung gian. Ngoài ra, công tác xây dựng trang mạng; thông tin, quảng bá sản phẩm bằng tiếng Anh và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được chú trọng nên khó thành công trong việc chinh phục thị trường có yêu cầu cao như Singapore.

Hiểu để cạnh tranh sòng phẳng

Singapore là một thị trường có chế độ nhập khẩu mở, tất cả các loại thực phẩm, ngoại trừ đồ uống có cồn và thuốc lá, đều được miễn thuế nhập khẩu, không có những hàng rào phi thuế quan. Đặc biệt, thủ tục hải quan đối với các sản phẩm thức ăn được thực hiện bằng điện tử hóa chưa đến 48 giờ.

Tuy nhiên, Luật thực phẩm Singapore cũng quy định rõ ràng rằng, tất cả các loại thực phẩm đóng gói sẵn bán tại các cửa hàng bán lẻ đều phải tuân thủ đúng theo các thành phần và hàm lượng chất bảo quản cho phép được liệt kê trong đạo luật nêu trên.

Mới đây, Singapore đã quyết định sáp nhập Cơ quan Lương thực thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) với Cơ quan môi trường quốc gia (NEA) và Cơ quan Khoa học Sức khỏe (HSA) trực thuộc Bộ Môi trường và Nguồn nước. Mục đích của việc sát nhập này nhằm tăng cường đảm bảo an ninh lương thực và hướng tới mục tiêu Singapore sẽ nâng cao tỷ lệ tự túc sản phẩm thủy sản từ 8% lên 15% vào năm 2020. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội với CPTPP (Kỳ VII): “Bí quyết” tăng thị phần thủy sản tại Singapore
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO