Có nên dành 5% ghế Quốc hội cho chuyên gia?

Diendandoanhnghiep.vn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ngoài việc “trung với nước, hiếu với dân” mà còn là những người có đạo đức, có trình độ hiểu biết cao về các mặt và càng độc lập càng tốt.

Đề xuất quy định tỉ lệ cứng 5% ĐBQH là chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Quochoi.vn

Đề xuất quy định tỉ lệ cứng 5% ĐBQH là chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: Quochoi.vn

Mới đây, ông Nguyễn Văn Phúc - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội về đề xuất dành 5% ghế Quốc hội cho chuyên gia, nhà khoa học được đề cập tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Kiến nghị này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Thực tế, việc mời chuyên gia, nhà khoa học tham gia ĐBQH tuy không mới nhưng là một đề xuất hay, nếu làm được sẽ giúp nâng cao chất lượng của ĐBQH, thu hút kinh nghiệm, thậm chí tài năng trong hệ thống của chúng ta.

Theo như ông Nguyễn Văn Phúc, nên coi 5% ĐBQH là chuyên gia, nhà khoa học là các ĐBQH hoạt động độc lập, vì họ không còn thuộc biên chế một cơ quan, tổ chức nào. Họ cũng tương tự như các đại biểu tự ứng cử nhưng có chế độ làm việc như là ĐBQH chuyên trách.

Tuy nhiên, ở hướng nhìn ngược lại, GS Lê Hồng Hạnh - Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) lại cho rằng không thể ấn định tỷ lệ ĐBQH vì luật không cho phép.

“Một tiêu chí cứng như 5% cho các chuyên gia, nhà khoa học làm ĐBQH thì lại nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn, ai sẽ là người chọn các chuyên gia? Hay các chuyên gia muốn trở thành ĐBQH thì tiêu chí như thế nào? 5% chuyên gia đó có được giới khoa học lựa chọn hay không, ấy là chưa kể hiện cũng có nhiều “loại” chuyên gia?" - GS Lê Hồng Hạnh nói.

Còn, dưới góc nhìn của một bộ phận cử tri, nhân dân thì Quốc Hội là cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất và là nơi  “sản xuất” ra các điều luật, các cơ chế quản lý đất nước. Vì vậy, ĐBQH ngoài việc “trung với nước, hiếu với dân” mà còn là những người có đạo đức, có trình độ hiểu biết cao về các mặt và càng độc lập càng tốt.

Riêng cá nhân người viết thì xem kiến nghị của ông Nguyễn Văn Phúc có lý, với điều kiện cần phải có một Hội đồng thẩm định chính các chuyên gia, nhà khoa học đó sao cho người được trúng cử ĐBQH phải làm việc tâm huyết, khách quan, công tâm, dám nói lên những bức xúc của xã hội, day dứt của cử tri, nhân dân.

Song song, cũng không nên giới hạn tuổi tác của ĐBQH. Bởi, ĐBQH là người dân tín nhiệm bầu ra, vậy nên không cần giới hạn tuổi. Điều này cũng giống như các nhà chính trị trên thế giới, từ Bộ trưởng đến Thủ tướng, Tổng thống... đều không bị giới hạn về tuổi. Nếu vẫn cứ giới hạn tuổi làm việc của ĐBQH chuyên trách, chúng ta sẽ không tận dụng được tài năng, uy tín của các nhà khoa học và những người có kinh nghiệm.

“Cán bộ, công chức, theo Luật Cán bộ, công chức, đến tuổi là phải nghỉ hưu, nhưng nếu họ còn sức khỏe, năng lực thì phải khai thác khả năng ấy để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, tránh lãng phí” - PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Hành chính nêu quan điểm.

Còn nhớ, lời căn dặn của Bác trước ngày Tổng tuyển cử đầu tiên một ngày, ngày 5/1/1946 trong buổi ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá, nay là trường Đại học Bách khoa vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự, rằng: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng nhất định không nên bầu…”

Cũng trong cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên nhủ: “Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: “Vì lợi nước, quên lợi nhà, vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với tổ quốc.”

Dĩ nhiên, thời đại ngày nay, khi lựa chọn người đại diện cho mình, cử tri sẽ cân nhắc đức, tài của người đó. Đức là ở tâm huyết, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Tài ở tầm nhìn, khả năng nắm bắt thực tế, phương thức giải quyết các thách thức thực sự hiệu quả. Và cử tri là người quyết định. Lá phiếu của cử tri là trách nhiệm, là sự đắn đo, tín nhiệm lựa chọn người tiêu biểu nhất đại diện cho mình tham gia Quốc hội.

Và việc giới định tỷ lệ đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, cũng như giới hạn độ tuổi ĐBQH hay không thì đó cũng là kiến nghị hay, sớm muộn gì chúng ta cũng phải đi đến thống nhất để phù hợp với xu thế và tận dụng được tài năng, kinh nghiệm của các đại biểu.

Dù sao đi nữa, với vai trò và trách nhiệm của mình, Quốc hội phải luôn xứng đáng là Quốc hội của dân, do dân và vì dân, minh bạch, công bằng, khách quan trong thảo luận lấy ý kiến. Có như vậy Quốc hội mới lấy được lòng tin của người dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên dành 5% ghế Quốc hội cho chuyên gia? tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713883762 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713883762 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10