Cổ phiếu Ngân hàng - Chứng khoán: Điểm đến của dòng tiền

Diendandoanhnghiep.vn Trong những phiên giao dịch đầu tháng 6/2021, tâm điểm dòng tiền như thác lũ tiếp tục đổ vào ngân hàng và chứng khoán. Vì sao dòng tiền lại ưu ái cho nhóm tài chính đến vậy?

Cổ phiếu LPB -Ngân hàng TMCP LiênVietPostBank đã thiết lập đỉnh mới 33.850 đồng trong phiên giao dịch

Cổ phiếu LPB - Ngân hàng TMCP LiênVietPostBank đã thiết lập đỉnh mới 33.850 đồng trong phiên giao dịch ngày 3/6

Dòng tiền đổ vào mạnh vào nhóm tài chính

Nhóm chứng khoán, ngân hàng tiếp tục là tâm điểm thu hút dòng tiền với hàng loạt mã tăng trần nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm ngân hàng và chứng khoán. Nhóm chứng khoán như AGR, APS, CTS, SBS, VDS, VND, FTS… đồng loạt tăng trần. Còn nhóm ngân hàng như LPB, OCB, MBB tăng hết biên độ cho phép, cán mốc và thiết lập đỉnh mới.

Cụ thể MBB tăng trần lên 41.000 đồng/cổ phiếu với dư mua giá trần 15 triệu đơn vị; LPB thiết lập đỉnh mới 33.850 đồng/cổ phiếu; OCB cán mốc 30.000 đồng/cổ phiếu - đây là vùng giá cao nhất của OCB kể từ khi chào sàn niêm yết…

Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm tài chính mà còn lan tỏa ra nhiều nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, thép, dầu khí…

Dòng tiền "ồ ạt" chảy vào thị trường giúp thanh khoản đạt mức kỷ lục. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường leo lên mức 1,24 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức gần 36.800 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh đạt kỷ lục gần 35.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE và HNX cũng lập kỷ lục với 27.740 tỷ đồng và 5.300 tỷ đồng.

Phân tích dòng tiền, theo ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở Chứng khoán Mirae Asset, kênh chứng khoán vẫn là kênh được người Việt đổ tiền lớn nhất. Đầu tư vàng cũng sụt giảm rõ rệt. Kênh trái phiếu doanh nghiệp thì Bộ Tài chính siết chặt pháp lý. Kênh gửi tiết kiệm, mức lãi suất 4 - 6% nếu trừ lạm phát và tỉ giá gần như kém hấp dẫn. Vì vậy, dòng tiền nhàn rỗi đổ vào nhiều nên chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn nhất.

Mới đây, trong báo cáo cập nhật ngành chứng khoán, Công ty Chứng khoán SSI dự báo VN-Index sẽ có thời điểm vượt 1.400 điểm trong năm 2021, và ước tính VN-Index sẽ dao động xung quanh ngưỡng 1.400 điểm trong năm 2022.

Cổ phiếu nhóm ngành tài chính sẽ hưởng lợi

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính Ngân hàng, bất chấp đại dịch Covid, ngành tài chính ngân hàng vẫn tăng trưởng mạnh. Đây chính là lý do khiến cổ phiếu ngân hàng chứng khoán thăng hoa. Tính đến thời điểm này kết quả hoạt động kinh doanh quý 1 của các ngân hàng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái. Nợ xấu được kiếm soát tốt, Thông tư 03/2021 được NHNN ban hành thay thế Thông tư 01/2020 có vai trò quan trọng hỗ trợ ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng bộ đệm vốn. Dựa trên kết quả kinh doanh quý 1 và năng lực kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam cùng các chính sách hỗ trợ từ phía NHNN, Công ty Chứng khoán IVS cho rằng hầu hết các ngân hàng sẽ hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2021.

Theo dự báo, một số ngân hàng có kết quả kinh doanh 2021 nổi bật: VPB với dòng tiền về từ bán FE Credit, CTG hồi phục sau giai đoạn tái cấu trúc, VCB không còn áp lực dự phòng. Cùng với kết quả kinh doanh tích cực, hoạt động tăng vốn và tìm kiếm đối tác chiến lược của LPB, OCB, SHB, VCB, TPB, VPB hay ký kết hợp đồng hợp tác bảo hiểm độc quyền HDB, LPB, sẽ là một trong những động lực tích cực thúc đẩy đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn 2021-2022.

Đặc biệt P/E, P/B toàn ngành vẫn còn hấp dẫn khi lần lượt thấp hơn 30% và 16% so với VN-Index. So với nhóm ngân hàng cùng ngành trong thị trường mới nổi và ASEAN, mức định giá cao hơn hiện tại hoàn toàn phù hợp với hiệu suất sinh lời hấp dẫn và tiềm năng của ngành ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, với nhóm ngành chứng khoán, các cổ phiếu trong khu vực đang được giao dịch với P/E và P/B trong vòng 4 quý gần nhất trung bình lần lượt là 25,1x và 2,8x. Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán của Việt Nam hiện đang giao dịch với P/E và P/B quá khứ tương ứng là 13,9x và 1,6x, thấp hơn khá nhiều so với trong khu vực.

Về nhóm cổ phiếu chứng khoán, SSI cho rằng các cổ phiếu các Công ty Chứng khoán niêm yết Việt Nam có mức giá hấp dẫn và hợp lý để đầu tư dài hạn.Theo thống kê, 31/ 35 Công ty Chứng khoán niêm yết có lợi nhuận trước thuế trong quý đạt hơn 3,7 nghìn tỷ đồng, tăng gần 46 lần so với cùng kỳ năm trước.

Sang quý 1/2021, doanh số giao dịch tăng mạnh, xuất phát từ việc có nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường từ nửa cuối năm 2020 khi mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm sâu. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay margin cũng tăng mạnh theo đà tăng của tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân trong tổng giao dịch. Doanh số giao dịch toàn thị trường trong quý đầu tiên năm 2021 tăng trưởng mạnh 283% lên mức 1,1 triệu tỷ đồng. Tiếp đà thăng hoa, doanh số giao dịch thị trường nửa đầu quý 2/2021 đã tăng 22% so với quý 1 và tăng 306% so với cùng kỳ năm trước.

Các Công ty Chứng khoán lớn trong top đầu thị phần môi giới trên sàn HOSE đã tích cực triển khai nhiều giải pháp cạnh tranh và nhờ vậy thị phần môi giới đã có cải thiện so với quý 4/2020. Cụ thể VPS tăng 2,4%, SSI tăng 0,24%, HSC tăng 0,33% và VNDS tăng 0,18% so với quý 4/2020… Đây chính là lý do vì sao dòng tiền tiếp tục đổ vào cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng chứng khoán trong thời gian vừa qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu Ngân hàng - Chứng khoán: Điểm đến của dòng tiền tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713303039 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713303039 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10