Cổ phiếu SGH “nhỏ nhưng có võ”?

Diendandoanhnghiep.vn Dù quy mô không lớn, nhưng CTCP Khách sạn Sài Gòn (HNX: SGH) hoạt động hiệu quả, kinh doanh ổn định, nên được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.

 

f

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, giá cổ phiếu SGH tăng 9,8% đóng cửa ở mức 40.100đ/cp.

Quy mô khiêm tốn

Hiện ngành dịch vụ lưu trú có khoảng 8 doanh nghiệp đang niêm yết, trong đó cổ phiếu DSN của CTCP Công viên Nước Đầm Sen có thị giá cao nhất ngành (59.000đ/cp). Đứng thứ 2 chính là SGH với thị giá khoảng hơn 40.000đ/cp. Kế tiếp là VNG của CTCP Du lịch Thành Thành Công…

So với DSN, SGH không có quỹ đất du lịch hấp dẫn, không hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí…, nhưng hoạt động “đúng ngành”, chuyên về dịch vụ lưu trú – khách sạn, với lịch sử lâu đời và gắn bó với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đang sở hữu hơn 36% cổ phần SGH.

Trên thực tế, SGH có quy mô và tổng tài sản không lớn. Cụ thể, vốn điều lệ của SGH hiện đang đạt 123,6 tỷ đồng, ở mức doanh nghiệp tầm trung so với các doanh nghiệp cũng nắm ngành vị trí đầu ngành khác trong bảng xếp hạng nói trên.

SGH chỉ có khách sạn Sài Gòn là tài sản, phương tiện kinh doanh dịch vụ lưu trú chính. Ngoài ra, SGH cũng có Nhà hàng Sài Gòn Đông Phương phục vụ dịch vụ F&B (ăn uống) và hội nghị, tiệc cưới. Trong khi đó, VNG có tới gần 20 hệ khách sạn và trung tâm hội nghị trong hệ thống.

Ăn chắc, mặc bền

Do xoay quanh ngành lõi và từ 1- 2 tài sản lõi cố định, nên cấu trúc doanh thu của SGH chỉ đến từ 3 nguồn kinh doanh chính của ngành là dịch vụ lưu trú, dịch vụ F&B và hội nghị tiệc cưới và dịch vụ khác (cho thuê mặt bằng và phí dịch vụ phục vụ).

Năm 2018, tổng doanh thu của SGH đạt hơn 47 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 24 tỷ đồng. SGH chưa công bố báo cáo tài chính quý III/2019, song xét tới hết quý II/2019, các chỉ tiêu kinh doanh trên của SGH lần lượt đạt tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước.

So sánh kết quả hoạt động kinh doanh gần nhất, các chỉ tiêu chính của SGH đều đạt tăng trưởng tích cực ở 2018 so với năm liền trước. Đáng chú ý, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của SGH đều có sự tăng trưởng tính trong chu kỳ 3 năm tài chính từ 2016-2018, với EPS từ mức 403 đồng lên 1.338 đồng/cp.

Một chuyên gia đầu tư đánh giá, SGH có thể ví như một điển hình của nhóm cổ phiếu small-caps, nhỏ nhưng có võ, được nhà đầu tư ưa thích vì khả năng kinh doanh ổn định và tăng trưởng tích cực của doanh nghiệp này. Cùng với đó, phải nói rằng một trong những động lực nâng đỡ thị giá phản ánh kỳ vọng nhà đầu tư với SGH là cổ tức 2 năm gần đây tuy chia thấp (6%), nhưng liên tục trả bằng tiền mặt (600đ/cp).

Đồng thời, trong ngắn hạn, sự thay đổi của cổ đông lớn tại SGH cũng cho thấy đây là cổ phiếu có dòng tiền mua vào bán ra tốt– yếu tố hết sức quan trọng quyết định thanh khoản và sức sống của một cổ phiếu trong giao dịch thứ cấp tại sàn chứng khoán Việt Nam.

Từ khi niêm yết đến nay, cổ phiếu SGH đã tăng tới 750%, nhưng trong vòng 3 tháng qua, giá cổ phiếu này lại điều chỉnh giảm khoảng hơn 30%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, giá cổ phiếu SGH tăng 9,8% đóng cửa ở mức 40.100đ/cp.

Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu SGH đã ở vùng vượt bán trong đợt điều chỉnh vừa qua, nên nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi trong ngắn hạn. Theo đó, nếu vượt qua 53.000đ/cp (MA50), SGH sẽ tăng lên vùng 58.000- 60.000đ/cp.

Triển vọng ngành dịch vụ lưu trú

Theo báo cáo của Grant Thornton và UNWTO, du lịch và dịch vụ lưu trú tiếp tục là ngành công nghiệp của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Tính tới năm 2020, dự báo trên toàn cầu, mức tăng trưởng của ngành du lịch và lữ hành vẫn tiếp tục duy trì tốt nhờ triển vọng tích cực của kinh tế thế giới. Ngành sẽ đóng góp trực tiếp khoảng 3,469 tỷ USD vào GDP thế giới, tạo ra 135.88 triệu việc làm trực tiếp, giá trị xuất khẩu từ khách du lịch quốc tế đạt khoảng 2,056 tỷ USD, vốn đầu tư vào ngành đạt khoảng 1,254.2 tỷ USD.

Ngành du lịch và lữ hành tăng trưởng mạnh mẽ sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ lưu trú thế giới. Do đó, trong tương lai, ngành dịch vụ lưu trú cũng dự báo sẽ có những triển vọng tích cực.

Việt Nam là một trong những điểm đến du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Với lượt khách tăng, tổng doanh thu tăng, ngành du lịch kỳ vọng cũng sẽ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp hoạt động dịch vụ lưu trú. Việc tăng trưởng này đòi hỏi các doanh nghiệp lưu trú có sự ổn định về thị phần, đối tượng khách lẫn thăng hạng sao theo chuẩn quốc tế, phải có những chiến lược đầu tư làm mới lẫn đầu tư quản trị, vận hành. Đây sẽ thách thức của những doanh nghiệp đang sở hữu khách sạn 3 sao như SGH, nếu không muốn dừng lại ở “tăng trưởng đều” và kinh doanh, quản lý tài chính chặt chẽ nhưng lại không có nhiều đột phá so với những năm qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu SGH “nhỏ nhưng có võ”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713445800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713445800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10