Cơ sở nào để nhà nước thu hồi tài sản đã bán?

Diendandoanhnghiep.vn Tương tự với việc doanh nghiệp nhà nước mang tài sản là đất đai đi góp vốn thì câu chuyện thu hồi tài sản nhà nước đã bán như một bức tranh muôn hình vạn trạng.

Điều khiến giới kinh tế, nhà đầu tư băn khoăn nhất đó chính là tính pháp lý, cơ sở pháp lý nào để Nhà nước thu hồi tài sản đã bán cho tư nhân sau khi có kết luận sai phạm?

Xung quanh vấn đề này, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trò chuyện với ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng Phòng Pháp luật Kinh tế-Viện Nhà nước và Pháp luật.

 - Tài sản nhà nước đã bán cho doanh nghiệp nhưng phát hiện sai phạm trong quá trình chuyển nhượng sẽ được thu hồi trên cơ sở pháp lý nào? Thưa ông?

Trước hết, cần phải thấy rằng việc nhà nước bán tài sản cho doanh nghiệp ở Việt nam chủ yếu đặt trong bối cảnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, câu chuyện này nhìn nhận dưới góc độ pháp lý cũng khá phức tạp.

Trường hợp tài sản đã bán cho doanh nghiệp nhưng sau đó mới phát hiện sai phạm trong quá trình chuyển nhượng thì có những khả năng xử lý như: xử lý vi phạm hành chính; xử lý vi phạm hình sự; xử lý bằng các biện pháp dân sự.

ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng Phòng Pháp luật Kinh tế-Viện Nhà nước và Pháp luật.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng Phòng Pháp luật Kinh tế-Viện Nhà nước và Pháp luật.

- Liệu cơ quan pháp luật có thể phán xử tuyên hoặc buộc hủy bỏ hợp đồng để thu hồi tài sản cho Nhà nước được không?

Việc cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành giải quyết vụ việc và ra quyết định hủy bỏ hợp đồng để thu hồi tài sản mà Nhà nước đã bán cho doanh nghiệp hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Thứ nhất, nếu vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính thì trước hết phải có đơn khiếu kiện hành chính hoặc có phát hiện vi phạm hành chính.

Thứ hai, nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì có khởi tố hình sự, lúc này tòa án sẽ vào cuộc.

Thứ ba, nếu vụ việc có dấu hiệu vi phạm dân sự thì phải có đơn khởi kiện để tòa án có thể thụ lý hồ sơ… (lưu ý: thời hiệu khởi kiện 3 năm).

Bên cạnh đó, việc tài sản nhà nước đã bán cho doanh nghiệp/nhà đầu tư (DN/NĐT) có thể quay đầu không chỉ thông qua việc áp dụng biện pháp hành chính thu hồi, mà còn có thể xảy ra những kịch bản khác như: Kịch bản thứ nhất: nhà nước và DN/NĐT thỏa thuận chấm dứt hợp đồng và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận cũng như thực hiện các vấn đề tài chính phát sinh. Kịch bản thứ hai: Nhà nước mua lại tài sản đã bán cho doanh nghiệp. Tất nhiên việc thực hiện những khả năng nói trên sẽ không nằm trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì việc này có thể vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng tài sản của nhà nước.

Qua các vụ việc như bán đất của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (TP HCM), bán sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bán cổ phần cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho tư nhân nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Nhà nước có căn cứ pháp lý để thu hồi các tài sản đã bán hay không?

Qua các vụ việc như bán đất của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (TP HCM), bán sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bán cổ phần cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho tư nhân nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Nhà nước có căn cứ pháp lý để thu hồi các tài sản đã bán hay không? Ảnh: Sân vận động Chi Lăng-Đà Nẵng.

- Nhưng việc thu hồi này, chắc hẳn sẽ có nhiều khó khăn? Ở góc độ của nhà đầu tư, với hệ thống pháp luật của chúng ta như hiện nay, có chế tài nào để bảo vệ nhà đầu tư không, khi nhà đầu tư đã mua tài sản nhà nước rồi không, thưa ông?

Việc thu hồi tài sản nhà nước đã bán cho doanh nghiệp trong thực tế gặp phải không ít những phức tạp (không hẳn là khó khăn), vì thực tế cho thấy: nếu như vụ việc diễn tiến đơn thuần là có sự vi phạm trong chuyển nhượng cho DN/NĐT và dự án chưa tiến hành hoặc chưa có thêm nhà đầu tư mới thì việc thu hồi sẽ không mấy phức tạp; Tuy nhiên, trường hợp tài sản bán/dự án (trường hợp tài sản là bất động sản) đã đi vào hoạt động/xây dựng hoặc xuất hiện thêm các bên thứ 3 (nhà đầu tư mới, bên nhận tài sản bảo đảm, người mua/người nhận chuyển nhượng…) thì việc thu hồi và vấn đề đảm bảo quyền lợi cho bên thứ 3 lại là những vấn đề cần cân nhắc;

Quy định nào có thể bảo vệ nhà đầu tư? Việc nhà nước tiến hành thu hồi tài sản đã bán nhiều trường hợp gây khó khăn cho nhà đầu tư, vậy nhà đầu tư có thể áp dụng những quy định pháp luật nào để bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất? Theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật dân sự/hoặc yêu cầu bồi thường theo Luật bồi thường nhà nước?

- Vậy trong câu chuyện này, đâu sẽ là giải pháp để cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước, thưa ông?

Để cân bằng lợi ích giữa các bên, tôi cho rằng:

Trước hết, khâu thẩm định chuyển nhượng tài sản nhà nước cho doanh nghiệp/tư nhân để tránh trường hợp vi phạm dẫn đến thu hồi là vô cùng quan trọng.

Khi đã xảy ra vi phạm pháp luật dẫn đến việc thu hồi tài sản cần cân nhắc đến tính chất vụ việc và quyền lợi của những bên thứ 3 như nhà đầu tư mới, người tiêu dùng, cá nhân /tổ chức nhận tài sản bảo đảm (ví dụ: Ngân hàng nhận tài sản bảo đảm để cho doanh nghiệp vay vốn triển khai dự án…).

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ sở nào để nhà nước thu hồi tài sản đã bán? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711623911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711623911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10