“Cơn bĩ cực” của United Airlines

Nguyễn Chuẩn 15/07/2020 11:30

Do tác động của đại dịch COVID-19, United Airlines đã và đang lâm vào “cơn bĩ cực” khi dự kiến sẽ cắt giảm một nửa lực lượng lao động của mình.

Mới đây, United Airlines cho biết, rất có thể 36.000 lao động, bao gồm 15.000 tiếp viên, 11.000 nhân viên dịch vụ khách hàng, 5.550 nhân viên bảo trì, 2.250 phi công… sẽ nhận được thông báo sa thải trong thời gian sắp tới.

p/United Airlines cho biết rất có thể họ sẽ sa thải 36.000br class=

United Airlines cho biết rất có thể họ sẽ sa thải 36.000 lao động trong thời gian tới.

Theo chương trình CARES ACT của Chính phủ liên bang Mỹ được công bố hồi tháng 3/2020, ngành hàng không Mỹ sẽ được cung cấp khoản hỗ trợ hàng tỷ USD, và các hãng hàng không nước này không được phép sa thải hoặc cắt giảm lao động không tự nguyện trước tháng 10/2020.

Tuy nhiên, CEO United Airlines Scott Kirby cho biết, hãng hàng không này hiện chỉ khai thác 1/4 các chuyến bay so với năm ngoái, nhưng trên những chuyến bay đó, lượng hành khách trung bình cũng chỉ đạt khoảng 55%. Điều này khiến họ phải chịu lỗ khoảng 40 triệu USD mỗi ngày. Do đó, nhiều khả năng quyết định sa thải của United Airlines sẽ được thực hiện hàng loạt vào đầu tháng 10/2020, nếu tình hình kinh doanh của hãng này vẫn tiếp tục xấu đi.

Trước thời điểm này, United Airlines khẳng định đang làm mọi thứ có thể để tránh xảy ra việc sa thải hàng loạt đối với người lao động. Trước hết, hãng này kêu gọi hàng chục ngàn nhân viên tự nguyện xin nghỉ không lương để cắt giảm chi phí tiền lương khổng lồ đang là gánh nặng ghê gớm trên đôi vai đã mệt mỏi của United Airlines.

Trước đó, United Airlines đã thế chấp chương trình “khách hàng thường xuyên” của mình để vay vốn ngân hàng. Số tiền này cộng với khoản cứu trợ liên bang theo chương trình CARES ACT, sẽ giúp United Airlines có khoảng 17 tỷ USD vào cuối tháng 9. Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ vừa ra thông báo, United Airlines và tất cả các hãng hàng không lớn khác của Mỹ sẽ có một khoản vay mới được cung cấp theo chương trình CARES ACT, nhưng số tiền này chưa được tiết lộ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các giải pháp cắt giảm chi phí, đặc biệt là chi phí nhân sự, cùng với các khoản cứu trợ của Chính phủ liên bang Mỹ sẽ chỉ giúp United Airlines cầm cự trong mùa dịch, chứ chưa thể thoát khỏi “cơn bĩ cực” hiện nay. Thậm chí, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài, có thể sẽ đẩy hãng hàng không này đến bờ vực phá sản.

Có thể bạn quan tâm

  • United Airlines giảm biên, “phát súng” mào đầu cho ngành hàng không Mỹ

    United Airlines giảm biên, “phát súng” mào đầu cho ngành hàng không Mỹ

    06:30, 06/05/2020

  • Khủng hoảng trị giá 1,1 tỷ USD của United Airlines

    Khủng hoảng trị giá 1,1 tỷ USD của United Airlines

    08:27, 14/04/2017

  • Coi thường khách hàng, gây

    Coi thường khách hàng, gây "bão" truyền thông, United Airlines đang tự "đào hố chôn mình"?

    07:00, 14/04/2017

  • United Airlines và bài học kinh điển

    United Airlines và bài học kinh điển

    05:18, 14/04/2017

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cơn bĩ cực” của United Airlines
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO