Có thể thấy, xung quanh con đường đi của Trung Quốc là một hệ giá trị kinh tế, chính trị, quân sự với đầy đủ chức năng.
>>Con đường tơ lụa 2.0 (Bài 1)
Mục đích tối thượng của “Con đường tơ lụa 2.0” không chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt, giới chức Trung Quốc muốn hướng đến mục tiêu toàn cầu, gói gọn trong thuật ngữ “giấc mộng Trung Hoa”.
Từ Trung Đông và Bắc Phi, sau khi bình định xong một số quốc gia then chốt, Trung Quốc bắt đầu tấn công vào cửa ngõ phía Nam châu Âu bằng thương vụ mua lại con cảng Piraeus ở Hy Lạp.
Cảng Piraeus có vị trí rất quan trọng ở Địa Trung Hải, là điểm phân phối hàng hóa tiếp giáp với 3 châu lục Á, Âu, Phi, từ đây có thể thông ra Bắc Đại Tây Dương đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Cũng tại Địa Trung Hải, Bắc Kinh đã thuyết phục thành công Italy cùng bắt tay hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua chương trình “Vành đai và Con đường”. Rất nhiều dự án khổng lồ đã ký kết giữa Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Italy.
Sau đó, lần lượt, lần lượt từng khoản nợ với Trung Quốc dần lộ ra, lần này là phía Nam châu Âu - những quốc gia “con nợ” từng là nơi rất phát triển như Italy, Mongtenegro, Serbia, Macedonia,…
Montenegro vay từ Trung Quốc 809 triệu euro để trang trải 85% chi phí xây 41 km đường cao tốc. Trên 75% công nhân thi công là người Trung Quốc, và nhà thầu đã thu xếp rằng tất cả vật liệu và phụ kiện xây dựng nhập khẩu đều được miễn thuế quan và thuế giá trị gia tăng!
Thêm một quốc gia vùng Bankal khác, Serbia đã vay 5,5 tỉ euro của Trung Quốc để xây cầu, đường và tuyến đường sắt trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”. Trong khi nợ nước ngoài của Serbia đang ở mức gần 70% GDP.
Không chỉ có “bẫy nợ”, cách thức người Trung Quốc khai thác lợi thế quả thật có một không hai. Thoạt đầu trưng ra điều kiện bao thầu thi công lẫn vật liệu nhập từ đại lục, miễn thuế.
Sau một thời gian thi công, hàng loạt công ty Trung Quốc mọc lên ở bản địa, hoạt động dưới vỏ bọc “nhà đầu tư”. Thậm chí rất nhiều hàng hóa nhập từ đại lục được miễn thuế nhờ đội lốt hàng nhập phục vụ xây dựng dự án đã ký kết!
El Salvador, một đất nước xa xôi ở trung Mỹ từng được Trung Quốc xây tặng sân vận động quốc gia, với motip tương tự, công ty Trung Quốc mọc lên như nấm, tham gia đấu thầu và trúng thầu hàng loạt dự án, sau đó là nguồn hàng nhập vào El Salvador được miễn thuế vì lấy danh nghĩa phục vụ dự án “biểu tượng ngoại giao hai nước”.
Một sân vận động trị giá 150 triệu USD đã được Trung Quốc xây dựng tặng Campuchia và nhiều công trình tượng tự khắp nơi trên thế giới có chung quy cách hình thành.
Có thể thấy, xung quanh con đường đi của Trung Quốc là một hệ giá trị kinh tế, chính trị, quân sự với đầy đủ chức năng. Người Trung Quốc tới đâu hàng hóa đi theo tới đó. Kết hợp với Hoa kiều, thị trường buôn bán được mở rộng rất nhanh chóng.
Bên cạnh các dự án hạ tầng, luôn luôn để ngỏ khả năng kéo dài tiến độ và khiến nước chủ nhà mất khả năng tài chính đối ứng. Khi đó gói cứu trợ chìa ra, bằng cách cho vay thêm hoặc sang nhượng toàn bộ dự án để xóa nợ.
Cách làm của Trung Quốc sẽ đi đến đâu? Tận cùng của nó là gì? Mỹ, đồng minh và châu Âu có đủ sức kìm tỏa sức mạnh Trung Quốc? Trên đây là những câu hỏi không dễ giải đáp, mặc dù hiện nay bản thân mỗi quốc gia “có liên quan” đã vạch ra chiến lược giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm