Con đường Việt Nam với COVID-19 (Bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Cần giải quyết cấp bách mâu thuẫn trên tinh thần biện chứng 3 khía cạnh: “Công nghiệp hóa - đô thị hóa - tái cơ cấu lao động”.

Vinfast là biểu tượng công nghiệp công nghệ cao Việt Nam

Vinfast là biểu tượng công nghiệp giàu chất xám Việt Nam

>> Con đường Việt Nam với COVID-19

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên là viết lại khung sườn cho lĩnh vực công nghiệp. Thay vì đầu tư dàn trải, một ngành một ít thì nên tập trung ưu tiên một vài ngành, lĩnh vực chiến lược. Hiện nay, món thức thời nhất là công nghiệp điện tử, bán dẫn và bigdata, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo.

Với tiềm lực hiện tại chúng ta không thể ôm đồm tất cả các ngành kể trên. Chỉ nên chọn một vài ngành có lợi thế, ví dụ năng lượng tái tạo hay dữ liệu lớn. Đây là một số ngành Việt Nam có thể cạnh tranh.

Về khái niệm “công nghiệp hóa” cũng cần được giải thích rõ ràng. Liệu công nghiệp hóa có phải là tỉnh, huyện nào cũng phải có khu, cụm công nghiệp? Hay công nghiệp hóa là tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế?

Thực tế cho thấy, không phải cứ mọc lên nhiều khu công nghiệp, nhà máy sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế một cách thực chất. Đó là khi doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn, thành ra chúng ta chỉ thu được ít thuế và hút hết lao động từ khu vực nông nghiệp.

Vấn đề ở đây là nâng cao tỷ trọng “made in VietNam” trong cấu trúc OEM/VAR, từ đó tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Có thể lấy nhiệm vụ phụ trợ cho Samsung làm mục tiêu. Bằng cách nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó học hỏi, hấp thu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Đây là con đường mà Trung Quốc đã đi rất thành công.

Bên cạnh đó, yêu cầu phải có ngành công nghiệp do Việt Nam tự phát triển để hiện thực hóa giấc mơ “make in VietNam” hướng tới nền công nghiệp tự chủ - “thoát Trung” cũng được hiểu theo phương diện này.

Nguyên nhân và kết quả của quá trình trên chính là chuỗi cung ứng do Việt Nam làm chủ hoàn toàn hoặc phần lớn. Có như vậy, nền kinh tế mới sản sinh ra giá trị thặng dư lớn hơn gia công, xuất khẩu. Tích lũy của cải để đạt được trạng thái hùng cường, thịnh vượng.

Cần giải quyết trên tinh thần biện chứng 3 khía cạnh: “Công nghiệp hóa - đô thị hóa - tái cơ cấu lao động”. Quá trình công nghiệp hóa không thể tách rời phát triển và mở mang đô thị. Nhưng đô thị hóa không thể thực hiện tràn lan, tự phát.

Mô hình đại đô thị, tập trung hóa cao độ không còn phù hợp

Mô hình đại đô thị, tập trung hóa cao độ không còn phù hợp

Nghĩa là phải xem lại quy hoạch, để công nghiệp không chèn ép không gian nông nghiệp, không hút hết lao động nông nghiệp. Trên không gian cả nước cần quy hoạch vùng công nghiệp, nông nghiệp rõ ràng, theo hướng chuyên canh, chuyên môn hóa cao.

Thực trạng cho thấy sự phát triển công nghiệp hiện nay theo khuynh hướng tự phát, địa phương nào cũng có dấu hiệu công nghiệp nhưng bản chất bên trong lại là nông nghiệp, nhiều nơi bỏ quên sở trường nông nghiệp chạy theo sở đoản công nghiệp.

Trong quá trình này, phân phối lao động nên được phân luồng từ đầu. Luồng di cư từ nông thôn về thành thị làm mất cân đối cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế. Muốn thay đổi diện mạo nền nông nghiệp nhất quyết không để “chảy máu” lao động. Mặt khác, cần bổ sung nguồn lực khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp để sản xuất hàng hóa.

Phân công lao động trong các khu vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa đúng với tính chất của nó. Ví dụ, lao động nhàn rỗi ở nông thôn có thể trở thành giai cấp công nhân, nhưng họ không được trang bị sẵn kỹ năng, tư duy công nghiệp.

Lao động nông thôn ồ ạt đổ về thành phố

Lao động nông thôn ồ ạt đổ về thành phố

Thành thử, người Việt chỉ tham gia vào quá trình sản xuất ở mức lao động phổ thông, không đủ điều kiện để hấp thu công nghệ, cung cách quản lý tân tiến để có thể trở thành ông chủ.

Dịch bệnh cho thấy, sự phát triển ở trạng thái tập trung cao độ không còn là mô hình ưu việt. TPHCM đóng góp 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. Như vậy chẳng khác nào bỏ trứng vào mộ giỏ, khi trung tâm này gặp sự cố sẽ ảnh hưởng xấu đến phần còn lại.

Cần phân phối nguồn lực để phát triển đô thị đồng đều ở 3 miền, theo hướng giãn cách, hạn chế phương tiện cá nhân, đẩy mạnh đầu tư mạng lưới giao thông công cộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Con đường Việt Nam với COVID-19 (Bài 2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711658368 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711658368 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10