Vì sao rừng vẫn bị tàn phá?

Diendandoanhnghiep.vn Chính quyền xã, huyện, lực lượng kiểm lâm - ai chịu trách nhiệm khi rừng bị phá?

Liên tục khởi tố...

Ngày 15/6/2021, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã khởi tố vụ án phá rừng trái phép tại tiểu khu 489 lâm phần do UBND xã Hra quản lý.

Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đang điều tra, truy bắt các đối tượng phá rừng. Ảnh TT

Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đang điều tra, truy bắt các đối tượng phá rừng. Ảnh TT

Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang xác định có ít nhất 49 cây gỗ (khoảng 34m3) tại nhiều vị trí thuộc Tiểu khu 489, lâm phần UBND xã H’Ra quản lý đã bị đốn hạ trong đêm 2/6. Đường kính các cây rừng bị chặt hạ từ 15 đến 67 cm, chiều cao gốc từ 20 cm đến hơn 1 mét; chủng loại xoan, bời lời.

Vị trí rừng bị khai thác chỉ cách trụ sở UBND xã H’Ra khoảng 15 km. Các đối tượng ngang nhiên phá rừng, chế biến tại chỗ, sau đó được chở bằng trâu và xe máy độ chế. Dù chủ rừng là UBND xã H’Ra đã thành lập 1 tổ công tác phụ trách công tác bảo vệ rừng, có 1 chốt kiểm soát lâm sản ở cửa rừng, nhưng việc khai thác, vận chuyển lâm sản khai thác trái phép vẫn diễn ra.

Hiện, hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Công an huyện tiếp tục điều tra. Bước đầu, Công an huyện Mang Yang đã xác định và đang làm việc với 2 nhóm đối tượng gồm 6 người ở thôn Phú Danh và làng Bok Ayơk (đều thuộc xã Hà Ra) vào tiểu khu 489 (xã Hra quản lý) khai thác gỗ vào đêm 2/6.

Mặc dù vụ án đã được khởi tối và tiếp tục điều tra, song dư luận vẫn tỏ ra băn khoăn với câu hỏi: Không biết còn bao nhiêu vụ phá rừng chưa được phanh phui? Liệu trong tương lai, nạn phá rừng có tiếp tục xảy ra? Những hệ lụy khủng khiếp của phá rừng đã diễn ra trong thực tiễn, phải làm cách nào để ngăn chặn được?

... nhưng rừng vẫn bị phá

Còn nhớ, một trong những quyết định của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hồi năm 2016 khi mới nhậm chức Thủ tướng Chính phủ là ra lệnh đóng cửa rừng. “Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân quyết tâm khôi phục, phát triển rừng bền vững, phấn đấu đạt, vượt mục tiêu đề ra, gắn với việc nâng cao đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội”, ông Nguyễn Xuân Phúc khi mới nhậm chức đã nêu rõ.

Rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

Rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

Theo đó, ông đã chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đí ch khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trọng. Không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. “Chúng ta đã có một diện tích tương đối trồng cây cao su, cà phê và các cây công nghiệp khác, nên tiếp tục tập trung vào thâm canh, chế biến sâu, nâng cao chất lượng, chứ không phải tăng diện tích tràn lan”, ông lưu ý.

3 năm sau đó, trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH Nguyễn Kim Thuý, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định: Đóng cửa rừng là một quyết định cứng rắn nhưng cần thiết... Tuy nhiên, việc thực hiện cần có thời gian và có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân trong đấu tranh với các vi phạm về khai thác, bảo vệ và phát triển rừng.

Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, đóng cửa rừng tự nhiên là một chủ trương lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài vì thế hệ tương lai và sự phát triển bền vững, trước yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu, có ý nghĩa kinh tế - xã hội - môi trường; nhưng đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi quyết tâm cao, hành động nhất quán của các cấp, các ngành; cùng với giải quyết hài hòa yêu cầu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội cần thiết. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm các vụ phá rừng trái phép.

Và sau gần 5 năm kể từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo “đóng cửa rừng tự nhiên ở Tây Nguyên”, tình trạng phá rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã có phần nào thuyên giảm. Theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra, nếu năm 2017 xảy ra 16.531 vụ vi phạm, năm 2018 xảy ra 12.954 vụ thì năm 2019 xảy ra 10.731 vụ vi phạm, giảm 2.223 vụ (17%) so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2019 số vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng là 10.731 vụ và diện tích rừng bị thiệt hại 2.575 ha, dù giảm hơn 50% về số vụ (giảm 10.923 vụ) so với 2015, nhưng số diện tích thiệt hại chỉ giảm có 11,9% (giảm 349 ha). Riêng 6 tháng đầu năm 2020, kiểm lâm các tỉnh Tây nguyên đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 1.779 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, giảm 58 vụ (3,4%) so với cùng kỳ năm 2019...

Mặc dù vậy, thời gian gần đây, tình trạng chặt phá rừng lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy lại tái diễn. Không chỉ những cánh rừng nghèo mà cả rừng phòng hộ cũng bị tàn phá không thương tiếc. Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2021, cơ quan Kiểm lâm tỉnh này đã ghi nhận gần 150 vụ khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, đa phần các vụ phá rừng này chỉ được phát hiện khi có tin báo của người dân và hầu hết trong các vụ phá rừng, lực lượng chức năng chỉ thu được tang vật, thống kê được thiệt hại mà ít xác định ngay được đối tượng vi phạm. Còn tại tỉnh Đắk Nông, thời gian gần đây lại “nóng” về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy.

Đâu là giải pháp?

Thực tế cho thấy, để dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, ngoài lâm tặc (ra mặt), thì còn có rất nhiều nhân tố khách quan khác tác động, trong đó phải kể đến đó chính là sự buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng tại các dự án nông lâm nghiệp. Chính ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, thời gian qua việc quản lý, bảo vệ rừng tại một số dự án nông, lâm nghiệp thực sự chưa tốt.

“UBND tỉnh đã giao cho các cơ quan có thẩm quyền, kiểm tra, đánh giá hiện trạng rừng còn lại tại một số dự án, nếu dự án nào thực hiện không tốt thì sẽ tiến hành thu hồi dự án theo đúng quy định của pháp luật. Trước mắt, UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh, chính quyền địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm lâm luật”, ông Lê Trọng Yên nhấn mạnh.

Vậy, đâu sẽ là giải pháp nhằm ngăn chặn được nạn phá rừng?

Ðể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có, theo các chuyên gia lâm nghiệp, yêu cầu đặt ra là các địa phương phải đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân suy giảm rừng. Chính quyền các địa phương, các lực lượng ở cơ sở phải quyết liệt hành động, đồng thời có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách từ tỉnh và Trung ương, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Từng tỉnh trong khu vực phải xây dựng đề án bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Bảo vệ được rừng rất cần xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương. Các lâm trường phải rà soát lại để quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả hơn. Cùng đó, cần sửa đổi chính sách khoán bảo vệ rừng cho phù hợp, vì mức khoán bảo vệ rừng hiện nay còn thấp.

Đặc biệt, cần mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là việc khuyến khích động viên Nhân dân tham gia đấu tranh, ngăn chặn và tố giác các hành vi phá rừng làm nương rẫy trái phép. Chú trọng việc phát hiện, nêu gương điển hình trong công tác quản lý bảo vệ rừng, nhằm tạo sức lan tỏa về nhận thức và hành động cho nhân dân trên địa bàn.

Đồng thời, riển khai mạnh mẽ các giải pháp trong công tác tuần tra, truy quét và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp: Thường xuyên nắm bắt thông tin về các hành vi có dấu hiệu vi phạm, tổ chức tuần tra truy quét, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Tập trung lực lượng đủ mạnh để tăng cường kiểm tra, trấn áp vi phạm tại các khu vực rừng có nguy cơ xâm hại cao. Chủ động, kịp thời trong phát hiện, xử lý các vụ phá rừng trái phép, không để tình hình vi phạm có diễn biến kéo dài, trở thành điểm nóng.

Bên cạnh đó, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật các vụ việc vi phạm được phát hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý hoặc tiếp tay cho các đối tượng vi phạm hoặc để xảy ra tình trạng vi phạm gây thiệt hại về tài nguyên rừng trên lâm phần quản lý.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao rừng vẫn bị tàn phá? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676982 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676982 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10