Sau 3 năm thực hiện Nghị định 102 đã bộc lộ rất nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, nhất là trong việc xác định các hành vi vi phạm.
Sáng ngày 04/05/2018 tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã long trọng tổ chức Hội thảo về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Có thể bạn quan tâm
14:30, 29/03/2018
01:25, 19/12/2017
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Văn Lịch, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2014 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để xác định và xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 102 đã phát huy hiệu quả, kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm, góp phần tích cực đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai vào nề nếp. Tuy nhiên, theo phản ánh của Sở TN&MT các tỉnh, thành phố và ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội thì một số nội dung quy định tại Nghị định 102 cũng còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, nhất là trong việc xác định các hành vi vi phạm.
Cụ thể, biện pháp khắc phục hậu quả còn chưa thống nhất cách giải quyết giữa các văn bản; còn khó khăn trong việc xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để áp dụng mức xử phạt và đặc biệt mức phạt như hiện nay chưa phát huy được tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm…
Vì vậy, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận kỹ các nội dung về hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền, các biện pháp khắc phục hậu quả, đặc biệt là trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và kinh nghiệm giải quyết của các địa phương để từ đó giúp cho nội dung của Nghị định sát hơn với thực tiễn, đồng thời tính khả thi cũng sẽ cao hơn.
Theo Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai (Bộ TN&MT), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP còn nhiều hành vi vi phạm theo quy định của Luật Đất đai nhưng chưa được quy định xử phạt trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. Cụ thể là các hành vi đã có trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP nhưng còn thiếu hình thức thể hiện như: Việc lấn, chiếm đất chưa sử dụng; nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.
Cùng với đó, hội thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 102/2014/NĐ-CP với các nội dung như: Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm; Bổ sung quy định việc xác định hành vi vi phạm đã kết thúc và các hành vi vi phạm đang diễn ra; Bổ sung quy định về việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện từng hành vi vi phạm; Bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả; Bổ sung quy định về việc xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; Bổ sung thêm quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi; Tăng mức xử phạt đối với một số hành vi để phù hợp mức độ tác động, ảnh hưởng của hành vi…