Ngày 15/10/2021, Công ty Vietnam Report công bố Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021. Đây là những cột trụ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong đó cho thấy các ngành tài chính, bất động sản - xây dựng và ngành thực phẩm đồ uống tiếp tục hoạt động hiệu quả, bất chấp dịch COVID-19.
Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch diễn ra suốt hơn một năm qua thì ý nghĩa của việc tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, duy trì được tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, càng được cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và công chúng mong chờ hơn bao giờ hết, đồng thời góp phần giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp Việt tới cộng đồng kinh doanh và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp PROFIT500 đã sử dụng vốn hiệu quả hơn trước bối cảnh khó khăn chung của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu
Theo Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%, điều này cho thấy lạm phát của Việt Nam hiện vẫn đang được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng sẽ gây ra lạm phát chi phí đẩy. Thêm nữa, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên giá cả hàng hoá trên thế giới gia tăng có thể tác động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước, dẫn tới nguy cơ xảy ra lạm phát do nhập khẩu. Và hơn hết, chính những thông tin sai lệch gây ra tâm lý hoang mang cho người dân sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao. Do vậy, những rủi ro về lạm phát vẫn đang hiện hữu từ nay tới cuối năm.
Trong khi đó năm 2021, với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra trong một khoảng thời gian dài, cả 3 khu vực kinh tế đều chứng kiến sự suy giảm ROA bình quân so với Bảng xếp hạng PROFIT500 năm trước. ROA bình quân khu vực FDI giảm nhẹ từ 12,5% (năm 2020) xuống 12,4% (năm 2021). Khu vực kinh tế Tư nhân ghi nhận ROA bình quân năm 2021 giảm còn 9,4% so với mức 9,8% của năm trước. Cho nên, khu vực Nhà nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi giảm từ 11,7% (năm 2020) xuống 8,4% (năm 2021), điều này đã khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản của khối doanh nghiệp này bị tụt xuống mức thấp nhất so với hai khu vực kinh tế còn lại.
Đặc biệt, cửa sáng” cho doanh nghiệp mùa COVID. Chuyển đổi số là chủ đề không còn mới đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong thời kỳ dịch bệnh, chuyển đổi số được coi là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp trước hàng loạt khó khăn, biến thách thức trở thành cơ hội. Với việc tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội, người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường nên đa phần mọi người chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Điều này dẫn tới việc nhân viên hạn chế đến công ty và người tiêu dùng không thể trực tiếp mua sắm hay sử dụng dịch vụ như trước nữa. Như vậy, cả phía cung và cầu đều bị tác động bởi sự xuất hiện của đại dịch COVID-19.
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số là chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp để đối phó trước những tác động của đại dịch COVID-19. Qua đó, Top 5 mong đợi của doanh nghiệp PROFIT500 khi đầu tư vào chuyển đổi số là: Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Quản lý, phân tích dữ liệu và theo dõi các báo cáo kịp thời, nhanh chóng và chính xác; Tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả hoạt động; Nâng cao năng suất lao động; Tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm