Công ước mới giải quyết tranh chấp

Thuỵ Vân 23/08/2019 14:30

Vừa qua tại Singapore, 46 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã ký kết Công ước của LHQ về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải (hay còn gọi là Công ước Singapore về Hòa giải).

Công ước này ra đời nhằm tạo khuôn khổ quốc tế để các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải, thay vì đưa các tranh chấp này lên tòa án, vốn mất nhiều thời gian và chi phí.

p/46 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã ký kết Công ước của về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải tại Singapore.

46 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã ký kết Công ước của về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải tại Singapore.

Mục tiêu của Công ước

Công ước này bao hàm những nguyên tắc áp dụng chung cho trung gian hoà giải và thực hiện những thoả thuận qua trung gian hoà giải. Tuy nhiên, mục tiêu xa hơn của Công ước là khuyến khích các bên không đẩy nhau vào tranh chấp thương mại.

Sự ra đời của Công ước vào thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất đặc biệt, bởi xung đột thương mại hiện rất thời sự trên thế giới và ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu, cũng như quan hệ quốc tế. Trong đó, nổi bật nhất là xung đột thương mại của Mỹ với các đối tác thương mại của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Công ước Singapore về Hòa giải sẽ tác động thế nào tới Việt Nam?

    Công ước Singapore về Hòa giải sẽ tác động thế nào tới Việt Nam?

    11:27, 22/08/2019

  • Công ước số 98: Phù hợp nền kinh tế nhỏ, độ mở lớn

    Công ước số 98: Phù hợp nền kinh tế nhỏ, độ mở lớn

    14:00, 07/06/2019

Mỹ và Trung Quốc xung đột thương mại với nhau mạnh mẽ như vậy và chưa sẵn sàng nhượng bộ nhau để đi đến chấm dứt chiến tranh thương mại, nhưng đều nằm trong danh sách 46 thành viên đầu tiên của LHQ tham gia Công ước này.

Nghe có vẻ rất khôi hài khi chính hai nước hiện xung đột thương mại với nhau quyết liệt nhất lại đồng tình với việc khuyến khích giải quyết tranh chấp thương mại qua hòa giải, cũng như ngăn ngừa xảy ra xung đột thương mại với nhau. Thậm chí, Mỹ chính là quốc gia đưa ra ý tưởng về công ước này.

Xem ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích thiết thực khi tham gia công ước này, cụ thể tham gia Công ước để tập hợp lực lượng xung quanh, thành lập liên minh để đích thân đảm nhiệm vai trò trung gian hoà giải xung đột thương mại giữa các đối tác khác, thậm chí sử dụng vai trò trung gian hoà giải của quốc gia nào đó trong việc giải quyết tranh chấp thương mại của họ với các đối tác khác.

Cơ hội cho Việt Nam

LHQ có 193 thành viên, nhưng đến nay mới chỉ có 46 thành viên tham gia công ước này. Do đó, LHQ sẽ phải nỗ lực vận động các thành viên còn lại tham gia Công ước. Trong khi đó, Công ước cũng mở ra cho tất cả các thành viên của LHQ cơ hội thực thi vai trò trung gian hoà giải, đề cao vai trò, ảnh hưởng và vị thế quốc tế của họ.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những thành viên LHQ đang có xung đột thương mại với các đối tác, trong khi sức mạnh kinh tế, khả năng tài chính và vị thế chính trị không ngang bằng các đối tác.
Công ước này của LHQ đề cao ngoại giao trung gian hoà giải và khích lệ các thành viên LHQ sử dụng, nhưng không có tính bắt buộc đối với các bên liên quan.

Trung gian hoà giải chỉ có thể thành công khi các bên có liên quan đều muốn giải quyết xung đột, tôn trọng và tuân thủ kết quả của trung gian hoà giải, chứ không lợi dụng trung gian hoà giải để kéo dài xung đột thương mại.

  Mục tiêu chính của Công ước là thúc đẩy hòa giải như một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển hài hòa.

Có thể thấy rằng, Công ước là một cơ chế pháp lý quốc tế tích cực, góp phần thúc đẩy giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua hòa giải. Việc tham gia Công ước hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Việt Nam về khuyến khích giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải.

Đây cũng là một cơ chế có giá trị tham khảo quan trọng trong bối cảnh Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 tới và dự kiến thông qua vào tháng 5/2020.

Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, các điều kiện trong nước của Việt Nam cả về mặt thể chế pháp luật, nguồn lực và kinh nghiệm thực tiễn chưa đáp ứng đầy đủ để tham gia ký Công ước ngay và khó có thể thực thi hiệu quả.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc gia nhập Công ước đối với Việt Nam, theo dõi mức độ quan tâm của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới để từ đó đề xuất Việt Nam tham gia Công ước vào thời điểm thích hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công ước mới giải quyết tranh chấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO