“Công xưởng thế giới” Trung Quốc và tham chiếu cho Việt Nam (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc không sở hữu nhiều công nghệ nguồn, nhưng có thể làm được bất cứ thứ gì thị trường đòi hỏi, với giá rất cạnh tranh - từ que tăm cho đến phương tiện hàng không vũ trụ.

Trung Quốc đầy đủ điều kiện để trở thành

Trung Quốc có đầy đủ điều kiện của một "công xưởng thế giới" (Ảnh: Reuters)

>> Alibaba và những biểu hiện đặc sắc kinh tế Trung Quốc

Khát vọng đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thế giới” là có thật, chủ đề này được thảo thuận ngày càng sôi nổi. Ngay ở chính sách thu hút, kêu gọi, trải thảm mời gọi nhà đầu tư, vốn (FDI) đã cho thấy điều đó.

Mới đây, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) trích đăng số liệu xuất khẩu của Việt Nam trong quý 1 năm nay đạt 88,59 tỷ USD, nhiều hơn so với cùng kỳ của trung tâm sản xuất Thâm Quyến (Trung Quốc) khoảng 28 tỷ USD.

Bài báo này đưa ra nhận định, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất mới, bắt đầu gây lo ngại ở Trung Quốc. Logic này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh mới? Việt Nam đủ sức đảm đương nhiệm vụ sản xuất cho cả thế giới? Mô hình Trung Quốc đã kinh qua cho thấy gì?

Nhìn tổng thể, nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm giống như mô hình thu nhỏ của kinh tế Trung Quốc, song trùng nhau về các giai đoạn phát triển, cách thức chuyển đổi cơ cấu,… Tuy nhiên do tốc độ phát triển không giống nhau nên hiện tại có thể xem Việt Nam như “quá khứ” của Trung Quốc.

Cả hai quốc gia cùng đi lên từ nông nghiệp, tuần tự mở cửa hội nhập từng bước một, kết hợp phát triển các ngành công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, thay thế xuất khẩu và định hướng xuất khẩu.

Chúng ta đang đi trên con đường mà nền kinh tế số 2 thế giới đã đi qua. Trung Quốc cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt đến đỉnh cao của sản xuất và xuất khẩu. Bây giờ Trung Quốc đang chuyển hướng sang nghiên cứu, chế tạo, làm chủ công nghệ nguồn do đòi hỏi bức thiết từ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ.

Cần phải nói đến

Kinh qua 30 năm kinh tế tập trung nên Trung Quốc có những bài học xương máu.

Trung Quốc đất rộng người đông, thị trường khổng lồ, tài nguyên đa dạng, đội quân công nghiệp dự bị lên tới hàng trăm triệu người sẵn sàng lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất. Kinh qua 30 năm kinh tế tập trung nên Trung Quốc có những bài học xương máu.

Trong quá trình này, cũng phải thấy rằng, nhờ những chính sách mạnh mẽ ở vùng nông thôn, nông nghiệp và nông dân đã giải phóng tối đa lực lượng sản xuất. Ví dụ, tốc độ đô thị hóa chóng mặt ở vùng duyên hải phía Đông Nam gây sức ép buộc phần lớn giai tầng nông dân bứt ra khỏi tư duy làm ăn truyền thống, chuyển hóa thành công nhân.

“Người đi ra từ đồng ruộng - bản chất nông dân chất phác” vốn không đòi hỏi quá nhiều về điều kiện sống, làm việc, giải trí tái tạo sức lao động. Đây là nguồn gốc sâu xa giúp Trung Quốc có thể đưa ra cái giá cho “hàng hóa sức lao động” sẵn có một cách rẻ mạt, làm "xiêu lòng" mọi nhà đầu tư đến từ bên ngoài.

Trung Quốc còn có các “vệ tinh” Hồng Kông... là những vùng lãnh thổ rất phát triển theo mô hình tư bản - vừa đóng vai trò thí nghiệm, vừa có thể làm cầu nối phát triển quan hệ mậu dịch, đầu tư, chuyển giao công nghệ.

Hệ thống kiều bào khoảng 700 triệu người, sinh sống mọi nơi trên trái đất; đặc biệt mạng lưới thương nhân Hoa kiều hùng hậu là hàng trăm tỷ phú đang kiểm soát nhiều nền kinh tế, có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính, thương mại toàn cầu, kể cả phố Wall, London hay Frankfurt.

Bên cạnh đó không thể không nói đến “đặc tính ưu việt Trung Quốc” là độc nhất vô nhị. Mặc dù không sở hữu nhiều công nghệ nguồn, nhưng họ có thể làm được bất cứ thứ gì thị trường đòi hỏi, với giá rất cạnh tranh - từ que tăm đến phương tiện hàng không vũ trụ.

Đặc tính ấy có căn cốt từ Nho giáo - hệ tư tưởng đầy tham vọng chứ không hề cầu toàn; uốn nắn con người trưởng thành theo khuôn khổ, không ngừng vươn lên khẳng định bản thân. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là ví dụ.

Để đạt được tầm cỡ như hiện tại, trung bình 10 năm quy mô kinh tế Trung Quốc lại tăng gấp đôi, khai thác tất thảy mọi thứ tài nguyên nếu cần, sẵn sàng đánh đổi hệ lụy môi trường tự nhiên, kết cấu dân sinh; thậm chí bất chấp dư luận quốc tế,…

Việt Nam đang đi trên con đường Trung Quốc đã qua

Việt Nam đang đi trên con đường Trung Quốc đã qua (Ảnh: VGP)

Việt Nam hiện đang trong giai đoạn cao trào công nghiệp hóa và hiện đại hóa, năng lực của chúng ta ngày một cải thiện; tỷ trọng đóng góp của khối ngoại trong quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện là 75%, tỷ lệ nội địa hóa tăng qua từng năm.

Xét trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, thị trường mới nổi, tầng lớp trung lưu đang giãn nở mạnh; thể chế, luật pháp đang hoàn thiện, thì diễn tiến này cho thấy rất nhiều điều tích cực.

Với những tham chiếu sơ bộ như trên, liệu Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”? Chúng ta nên làm tất cả những gì có thể hay chỉ nên tập trung một số lĩnh vực mũi nhọn? Hoặc, nên “nhảy cóc” sang “Make in Vietnam” thay vì đi hết chặng đường này theo tuần tự như Trung Quốc?     

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Công xưởng thế giới” Trung Quốc và tham chiếu cho Việt Nam (Bài 1) tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713544760 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713544760 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10