COVID-19 giai đoạn 2: “Phao tin” không thể thắng được niềm tin!

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều đối tượng phát tán tin xấu gây hoang mang dư luận, phá hoại nền sản xuất và công cuộc chống dịch COVID-19 của Việt Nam, nhưng không vì thế mà niềm tin thắng dịch của Việt Nam giảm đi.

không gian mạng diễn ra khá phức tạp khi dịch COVID-19 bắt đầu chuển sang giai đoạn 2

không gian mạng diễn ra khá phức tạp khi dịch COVID-19 bắt đầu chuển sang giai đoạn 2

Trong cuộc tiếp Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, TS. Kidong Park ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Việt Nam lên án hành động kỳ thị người bệnh và đã chỉ đạo Bộ Công an xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự những người phao tin đồn nhảm trên mạng xã hội về dịch bệnh COVID-19”.

Trong buổi tiếp xúc, vị Trưởng đại diện WHO đánh giá cao cách ứng phó của Việt Nam ở 3 điểm, đó là sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đầu tư đều đặn cho phòng chống dịch; sự tham gia, tuân thủ nghiêm ngặt của toàn thể nhân dân.

“Chúng tôi ấn tượng trước sự hợp tác của toàn dân trước sự chỉ đạo của Chính phủ mà có được điều đó là do niềm tin của người dân đối với Chính phủ” - TS. Kidong Park bày tỏ.

Ông cũng nêu ví dụ điển hình là việc Việt Nam tiến hành tổ chức cách ly, khoanh vùng, dập dịch ở Vĩnh Phúc và do toàn dân hợp tác với chính quyền nên không hề có sự xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt trong vùng cách ly.

Đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong phòng chống dịch thì niềm tin là hết sức quan trọng, không bao giờ bi quan trong bất cứ tình huống.

Việt Nam đã từng chữa khỏi 16 trường hợp, kể cả người cao tuổi có bệnh nền phức tạp. Do đó, Việt Nam có ý chí, quyết tâm cao để chiến thắng đại dịch…

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an xử lý nghiêm, kể cả xử lý hình sự những người phao tin đồn nhảm trên mạng xã hội.

Thực tế trên không gian mạng diễn ra khá phức tạp khi dịch COVID-19 bắt đầu chuển sang giai đoạn 2.

Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, chỉ trong vòng 2 ngày cuối tuần sau khi công bố ca bệnh số 17, trên không gian mạng đã xuất hiện hơn 80.000 tin liên quan đến dịch COVID-19 và bệnh nhân này.

Trong số đó có nhiều thông tin khiến người dân rất khó phân biệt đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, đâu là thông tin chính xác để có thể chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh.

Việc thông tin sai lệch gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành, địa phương trong thời gian qua nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Hoặc, mấy ngày qua cũng xuất hiện nội dung tin sau: “GS Bách, thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh cho biết: Chúng ta chỉ có tầm 4-6 ngày để nó chuyển giai đoạn từ 30 ca lên mức 100-500 ca! Và khoảng 8-12 ngày (sau khi thiết lập mốc 500) để lên mức 1000-5000 ca! Rất cần truyền thông để bà con ở nhà! Hạn chế đi lại 1 tuần để đợt sóng này biểu hiện lâm sàng hết và khoanh lại!!! Rất ngắn ở mức này”.

Bộ Y tế sáng 9/3 cho biết, đây hoàn toàn là tin giả (fake news), vì trong thành phần của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch không ai có tên là Bách.

Cá nhân PGS.TS Trần Xuân Bách cũng xác nhận không đưa thông tin này, đây là tin giả mạo, ông đề nghị mọi người xóa và không share.       

Hoặc mới đây, chiều 13/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng đã mời 3 chủ tài khoản mạng xã hội Facebook lên làm việc vì đăng thông tin sai về dịch COVID-19.

Cả 3 đều thừa nhận đã đăng thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng về dịch COVID-19.

Các Facebooker này đã chấp nhận nộp phạt mỗi người 10 triệu đồng theo xử lý vi phạm hành chính của cơ quan chức năng, đồng thời đăng thông tin xin lỗi, cải chính trên tài khoản Facebook của mình..v..v.

Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đang chủ động phòng chống chính nhờ sự lãnh đạo xuyên suốt nên Việt Nam đã vào cuộc nhịp nhàng, đồng bộ của cả hệ thống cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội. 

Tuy nhiên, công tác xử lý các đối tượng phát tán thông tin giả, thông tin sai sự thật gặp không ít khó khăn bởi hầu hết những thông tin này chủ yếu được đăng tải trên mạng xã hội. Các đối tượng chỉ cần có thiết bị kết nối mạng và cú click chuột là đã có thể đăng tải bất kỳ thông tin gì, bất cứ lúc nào.

Điều 8, Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó nghiêm cấm thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác…

COVID-19 được coi đại dịch không phải ở phạm vi một quốc gia, mà trên toàn cầu. Bên cạnh nỗ lực chống dịch, dập dịch của Chính phủ, hệ thống chính trị, thì vẫn có một bộ phận tỏ thái độ bàng quan, xuyên tạc về tình hình chống dịch. Cho nên, việc xử lý nghiêm những kẻ phao tin đồn nhảm là rất cần thiết lúc này!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19 giai đoạn 2: “Phao tin” không thể thắng được niềm tin! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714010493 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714010493 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10