Khó chuyển đổi mạnh sang thanh toán số hậu COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia cho rằng, dù nhu cầu thanh toán số trong mùa dịch COVID-19 ở Việt Nam tăng mạnh, nhưng nhu cầu này sẽ khó duy trì hậu mùa dịch.

 

Fintech và các ngành thuộc kinh tế số đang hưởng lợi từ COVID-19.

Fintech và các ngành kinh doanh thuộc kinh tế số đang hưởng lợi từ COVID-19, khi nhiều người phải sử dụng công nghệ để làm việc từ xa, sống cách ly tại nhà.

Cơ hội cho Fintech

Theo nghiên cứu mới được công bố của deVere Group- Tập đoàn Dịch vụ tài chính Thụy Sỹ, vào thời điểm mà hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động của suy thoái kinh tế trên thế giới, thì ở Châu Âu, lượng người sử dụng các ứng dụng Fintech đã tăng 72%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành Fintech nói chung và nhìn rộng ra, ta có thể thấy dịch bệnh COVID-19 đã tạo ra một xã hội phụ thuộc vào kỹ thuật số và trực tuyến.

"Sự gia tăng số lượng người sử dụng ứng dụng Fintech là một phần của sự thích nghi cơ bản khi cuộc sống người dân bị cách ly xã hội, mọi người tự khóa mình trong nhà", deVere Group cho biết.

Ông James Green, Giám đốc bộ phận Châu Âu của Tập đoàn deVere giải thích: “Thế giới đã thay đổi trong vài tuần qua, các biện pháp phòng chống COVID-19 đã ảnh hưởng đến cách chúng ta tương tác, sống, làm việc và cả lĩnh vực tài chính cá nhân”.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng 72% mà tập đoàn này đưa ra chỉ dựa trên thống kê ứng dụng Fintech của chính doanh nghiệp này. Nhưng với sự bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu, việc tăng trưởng này cũng có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác. Chẳng hạn như ứng dụng mua vàng Glint Pay đã tăng trưởng tới 718% lưu lượng truy cập vào tuần trước.

Trong khi đó, các ứng dụng ngân hàng ở Châu Á và Trung Đông cũng đã công bố mức tăng mạnh về lượng người sử dụng, trong đó một ngân hàng ở Philippines có số lượng đăng ký ngân hàng trực tuyến cao hơn gấp đôi so với thông thường.

Ông James Green cho biết: "Một kỷ nguyên mới đã bắt đầu, số hóa và các công nghệ mới đã thúc đẩy sự thay đổi thói quen người dùng. Bằng chứng là nhu cầu tăng vọt đối với các nền tảng gọi video như Google Hangouts, Skype, FaceTime và Zoom khi càng ngày càng có nhiều người phải làm việc từ xa".

Đánh giá về cơ hội cho doanh nghiệp Fintech Việt Nam trong giai đoạn này, ông Trần Việt Vĩnh, CEO Fiin cho rằng, đây là cơ hội tạo điểm nhấn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, tài chính số Việt Nam. “Khi có nhu cầu mua sắm, người dân đang muốn hạn chế tiếp xúc với người bán, người giao hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt. Do đó, ứng dụng thanh toán điện tử sẽ là lựa chọn hữu ích, người dùng sẽ có thói quen sử dụng thường xuyên hơn”- ông Trần Việt Vĩnh nhận định.

Và để tận dụng cơ hội này, theo vị CEO của Fiin, các doanh nghiệp cần phải nhân cơ hội này để kích thích người dân thanh toán điện tử. “Doanh nghiệp cần áp dụng các chương trình quảng bá truyền thông phù hợp để tuyên truyền rộng rãi đến khách khách về nhận diện dịch vụ của mình” – CEO Fiin cho biết.

Đà tăng trưởng hậu dịch COVID-19?

Một vấn đề đặt ra là liệu sự chuyển đổi số này có bền vững sau khi đại dịch COVID-19 qua đi? Việc sử dụng các ứng dụng Fintech ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn tăng trưởng đều đặn trong những năm trước khi dịch bệnh bùng phát. Trong báo cáo năm 2019 của UK Finance đã cho biết 72% người trưởng thành ở Anh đã sử dụng ngân hàng trực tuyến và 48% sử dụng ngân hàng di động vào năm 2018. Hay như tại Mỹ, người dân chủ yếu sử dụng các dịch vụ thanh toán số, và dành càng nhiều thời gian trong nhà hơn là các hoạt động ngoài trời, đặc biệt thế hệ Y- thế hệ phụ thuộc ngày càng lớn vào công nghệ số.

Có thể thấy rằng, việc phong tỏa, hạn chế đi lại của nhiều quốc gia trên thế giới để phòng chống COVID-19, nếu kéo dài trong vài tháng tới, rất có thể sẽ tạo dựng một thói quen sử dụng thanh toán số ở những quốc gia trước đây chưa phát triển mạnh dịch vụ này.

Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Vĩnh, rất khó để đợt đại dịch COVID-19 có thể trở thành đòn bẩy để người dân chuyển mạnh sang thanh toán điện tử, nhất là tại thị trường Việt Nam.

"Trong thời điểm hiện tại, người dân có thể có nhu cầu cao sử dụng các công cụ thanh toán điện tử, nhưng để chuyển đổi hoàn toàn hành vi của người dân từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán điện tử là một chặng đường dài đối với doanh nghiệp thanh toán điện tử, doanh nghiệp Fintech. Mặc dù người dân đã nhận thức được lợi ích của thanh toán điện tử, nhưng do thói quen thanh toán tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nên rất khó chuyển đổi ngay sang thanh toán phi tiền mặt, mà cần quá trình chuyển đổi từ từ", ông Trần Việt Vĩnh nhận định. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khó chuyển đổi mạnh sang thanh toán số hậu COVID-19 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711714798 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711714798 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10