COVID-19: Miễn dịch cộng đồng hay giãn cách xã hội?

Diendandoanhnghiep.vn Các dữ liệu về virus học cho thấy, chống COVID-19 là màn chạy marathon chứ không phải cuộc đua nước rút!

Những nơi càng phát triển, càng có nguy cơ lây nhiễm cao

Cập nhật tình hình dịch bệnh đến hết ngày 10/8 ở một số quốc gia, châu lục.

Phương Tây có 3 tháng quan sát dịch bệnh COVID-19 hoành hành ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác. Các chính phủ Mỹ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Italia,… từng tin rằng, virus corona có thể được ngăn chặn nhờ “miễn dịch cộng đồng”. Khoan vội chỉ trích họ.

Mặc dù thực tế phũ phàng, ở những quốc gia càng cổ súy cho “tự do cá nhân” thì COVID-19 càng lan rộng. Tính đến 20h ngày 10/8, toàn cầu có 22,05 triệu người mắc bệnh, 734.563 người chết và hơn 12,9 triệu người đã hồi phục. Bắc Mỹ là khu vực thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất.

Điều bất thường ở chỗ, các quốc gia càng phát triển càng chịu hậu quả nặng nề, những khu vực thịnh vượng ở Bắc Mỹ, Đông Á, trung tâm châu Âu có số người nhiễm, tử vong gấp nhiều lần so với nơi kém phát triển như châu Phi, Nam Á.

Dữ liệu này cho thấy điều gì? Phải chăng, COVID-19 là căn bệnh mà tạo hóa trừng phạt vào thói bon chen, ích kỷ của loài người. Bởi vì cơ cấu lây lan của dịch bệnh này tỷ lệ thuận mới mật độ tập trung, tích tụ, gom góp về cả vật chất và tinh thần của chúng ta.

Cũng lạ lùng ở chỗ, cách thức làm chết người khá đơn giản, phòng chống nó cũng không cần thực hiện các biện pháp khó thực hiện -  giãn cách xã hội, hạn chế giao tiếp, đi lại. Nhưng ngặt nỗi, đi lại, giao tiếp là lẽ tồn tại của thế giới chúng ta hiện nay. Ngược lại, khu biệt, cách ly đồng nghĩa với chết!. Dịch bệnh này như một trò chơi của tạo hóa?

Đặc điểm của loại bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị, chỉ có phòng bệnh bằng vắc xin - cũng là một dạng thức của “thuốc độc” nhằm lấy độc trị độc. Khi vắc xin phòng COVID-19 chưa sản xuất được thì một số nơi trên thế giới có ý tưởng áp dụng “miễn dịch cộng đồng”, hay còn gọi là miễn dịch bầy đàn, miễn dịch dân số,…

Là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn/virus lây nhiễm, bởi đã tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch.

Hay nói cách khác, trong một nhóm cư dân bất kì khi có một số lượng lớn cá thể miễn dịch, chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại. Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ.

Có hai cách thức để đạt được “miễn dịch cộng đồng” là tiêm chủng vắc xin và kháng thể tự nhiên đã kinh qua dịch bệnh. Thủ đô Stockhom (Thụy Điển) đã ghi nhận hiện tượng miễn dịch cộng đồng tự nhiên khi số lượng người miễn dịch gia tăng nhanh chóng.

Thay vì phong tỏa, Thụy Điển cho phép trường học, nhà hàng, phòng gym, cửa hiệu được mở cửa và họ chống dịch dựa vào niềm tin rằng người dân sẽ có ý thức tự thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng dịch.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất ở Thụy Điển là quan điểm chống dịch, họ cho rằng, “đây là cuộc chạy marathon hơn là cuộc đua nước rút”. Rất phù hợp với nhận định của khoa học gia người Nga, rằng: “loài người có thể phải vĩnh viễn sống chung với virus corona”. Và cũng hoàn toàn hợp lý khi các nhà virus học phát hiện ra trong tự nhiên có khoảng 1,2 triệu loài virus nguy hiểm tương tự corona!

Ráp nối những phát hiện này, cho thấy gì?

Thứ nhất, các chủng virus khó trị trong tự nhiên, trên cơ thể động vật hoang dã thực sự là “vũ khí sinh học” đáng sợ hơn bất cứ loại vũ khí nào do con người tạo ra. Hàng triệu loài, con người có đủ sức chế vắc xin cho từng trường hợp, chưa kể biến thể đa dạng của nó? Câu trả lời là không thể!

Thứ hai, từ căn cứ thứ nhất, có thể rút ra tiểu kết, con người phải sống chung lâu dài với corona là có cơ sở khoa học. Nhất là khi tốc độ tận diệt tự nhiên phục vụ cho sự phát triển ngày càng tàn bạo, lần lượt các mầm bệnh “bị đuổi khỏi lãnh địa” của chúng.

Thứ ba, từ một và hai, cho thấy, quan điểm chống dịch của Thụy Điển là đúng đắn, đây là cuộc đua đường dài, “sống chung với lũ”. Vắc xin ngừa bệnh là điều kiện cần, điều kiện đủ phải là phải đạt được “miễn dịch cộng đồng” chứ không thể mãi mãi cách ly xã hội, hạn chế đi lại.

Càng tàn phá tự nhiên, con người càng lãnh nhiều hậu quả thảm khốc

Càng tàn phá tự nhiên, con người càng lãnh nhiều hậu quả thảm khốc.

Con người sinh ra từ tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên, nói như Phật giáo, tất thảy muôn loài đều là “chúng sanh”, chúng ta - con người, cũng như virus, vi khuẩn,… cũng là một dạng thức sống có phân chia thứ bậc.

Nên trong bộ gen con người cũng được thiên nhiên ban cho kháng thể có sẵn. Nhưng con người u mê đã tự xem mình là chúa tể muôn loài, tách biệt, đối lập với tự nhiên. Muốn tồn tại lâu dài, con người phải kích hoạt “miễn dịch cộng đồng”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19: Miễn dịch cộng đồng hay giãn cách xã hội? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714021548 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714021548 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10