Nút "re-start" cho ngành công nghiệp thời trang toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thời trang quốc tế đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để sẵn sàng trở lại đường đua sau một thời gian bị gián đoạn bởi dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp thuộc ngành thời trang thế giới đã chứng kiến một khởi đầu năm mới đầy khó khăn khi dịch COVID-19 lan rộng và bùng nổ trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hàng loạt các tên tuổi lớn như Giorgio Armani, Hermes, LVMH... cho đến những thương hiệu nội địa đã quyết định đóng hàng loạt các cửa hàng trên toàn thế giới cũng như hủy bỏ các buổi biểu diễn thời trang để tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Nhiều cửa hàng thời trang đã được mở lại sau nhiều tuần đóng cửa vì dịch CODVID-19

Nhiều cửa hàng thời trang đã được mở lại sau nhiều tuần đóng cửa vì dịch COVID-19

Điều này đã nhanh chóng chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu của ngành thời trang toàn cầu. Một báo cáo của công ty tư vấn McKinsey về tác động của COVID-19 đối với ngành bán lẻ Mỹ, doanh số ngành thời trang toàn cầu dự kiến sẽ giảm 27-30%.

Bên cạnh đó, doanh số của ngành hàng cao cấp nói chung có thể sẽ giảm từ 35-39% trong năm nay, dự kiến sẽ giảm tới 650 tỷ USD so với năm 2019. Thậm chí, các doanh nghiệp cũng cho biết, kênh hàng trực tuyến giảm tới 30-40% doanh thu.

Trong khi đó tại Anh, quốc gia thu hút đến hàng tỷ lượt khách du lịch mỗi năm từ khắp nơi trên thế giới, người ta ước tính rằng ngành may mặc sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, một phần bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu trong khủng hoảng. Cùng với đó, doanh số bán quần áo và giày dép cũng dự kiến sẽ giảm 11,1 tỷ bảng Anh (tương đương 13,06 tỷ USD).

Tương tự, tại châu Á, trung tâm sản xuất hàng may mặc và giày dép của thế giới cũng đã phải hứng chịu nhiều hậu quả tàn khốc, đặc biệt là với các đơn vị sản xuất có sử dụng nguyên vật liệu từ Trung Quốc, dẫn đến việc nhiều đơn đặt hàng quần áo trị giá hàng tỷ đô la đã bị hủy bỏ. 

Mặc dù ngay sau đó, nhiều doanh nghiệp đã ngay lập tức tận dụng dây chuyền sản xuất để chuyển sang may khẩu tranh và các vật dụng y tế khác trong mùa dịch, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhanh chóng nắm lấy cơ hội và chuyển đổi hoạt động một cách dễ dàng. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp thời trang đã rơi vào khủng hoảng tài chính hoặc buộc phải đóng cửa nhà máy sản xuất dẫn đến phá sản.

Có thể thấy, dù bị coi là phù phiếm nếu được so sánh trực tiếp với các ngành dịch vụ quan trọng khác, tuy nhiên ngành công nghiệp thời trang là một trong những đối thủ nặng ký nhất trong việc đóng góp vào tổng GDP toàn cầu.

Và sự suy thoái của ngành công nghiệp này sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới do hàng triệu nghệ sĩ, nhà thiết kế, thợ may và công nhân làm việc trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Chính vì vậy, ngay sau khi nhiều quốc gia tại châu Á và châu Âu cơ bản đẩy lùi được dịch COVID-19, phần lớn các công ty thời trang đã nhanh chóng lên kế hoạch tái khởi động và thậm chí, thực hiện những chuyển dịch mang tính bước ngoặt.

Các chuyên gia kỳ vọng, các doanh nghiệp thời trang sẽ nhanh chóng nắm bắt cơ hội để

COVID-19 mang lại cơ hội để các doanh nghiệp thời trang điều chỉnh lại cách thức hoạt động theo hướng bền vững hơn

Stephanie Phair, giám đốc khách hàng tại Farfetch, nền tảng bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến nhận định, COVID-19 đã bộc lộ một điểm yếu cơ bản trong hệ thống thời trang truyền thống là cách làm cũ từ việc định hướng thời trang người tiêu dùng theo mùa mà không cần quan tâm đến bất kỳ phản hồi nào của khách hàng không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, Báo cáo xu hướng chăm sóc sức khỏe toàn cầu năm 2019 cũng chỉ ra ngành công nghiệp thời trang chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu và là đối tượng thứ hai gây ô nhiễm nguồn nước. 

Vì vậy, khi thế giới tạm dừng trong cuộc khủng hoảng COVID-19 này, đây là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp thời trang suy nghĩ lại về cách thức hoạt động để điều chỉnh theo nhu cầu của người tiêu dùng, tái tổ chức trong sản xuất, hướng tới sự linh hoạt và nhanh chóng, cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường.

Cụ thể, ngày càng nhiều chuyên gia trong ngành tin rằng sản xuất theo nhu cầu là một phần quan trọng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tái hoạt động hậu COVID-19 khi cho phép các thương hiệu thời trang giảm thiểu hàng tồn kho dư thừa và chi phí kho bãi, đồng thời giảm lượng hàng tồn kho cần tiêu hủy ra môi trường.

Mặt khác, dịch COVID-19 đã góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng khi tạo cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của kênh bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, khảo sát của các thương hiệu lớn cho thấy, phân khúc khách hàng giàu nhất thế giới là những người trên 50 tuổi và ít mua sắm trực tuyến.

Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì các cửa hàng truyền thống, các nhãn hiệu sẽ cần xây dựng các trang web mua hàng một cách tối giản và tiện dụng để thúc đẩy nhu cầu mua sắm online trên nhiều độ tuổi khác nhau.

Dù đại dịch đã đem lại sự hỗn loạn và sụp đổ, nhưng đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp thực hiện những thay đổi quan trọng trong tương lai. Và đã đến lúc ngành thời trang thế giới "tái sinh" với diện mạo mới cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nút "re-start" cho ngành công nghiệp thời trang toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711657872 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711657872 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10