WHO bác bỏ ý kiến cho rằng tất cả du thuyền cần phải dừng hoạt động để tránh nguy cơ bùng phát những ổ bệnh lớn như du thuyền Diamond Princess. Biện pháp "phủ chăn" có thể không hữu ích.
Số người nhiễm virus corona mới (COVID-19) trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly từ ngày 03/02/2020 ở cảng Yokohama (Nhật Bản) mỗi ngày một tăng. Trong vòng 24 tiếng, tính đến ngày 16/02, đã có thêm 70 ca nhiễm mới, nâng số ca nhiễm COVID-19 lên thành 355 người trên tổng số 3.711 hành khách và thủy thủ đoàn.
Cùng trên một du thuyền, một nữ hành khách Mỹ, 83 tuổi của du thuyền MS Westerdam cũng bị phát hiện dương tính với Covid-19 khi được xét nghiệm ở Malaysia.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, WHO bác bỏ ý kiến cho rằng tất cả du thuyền cần phải dừng hoạt động để tránh nguy cơ bùng phát những ổ bệnh lớn như du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở cảng Nhật Bản.
“Các biện pháp nên dựa trên tình hình. Biện pháp phủ chăn có thể không hữu ích”, ông Tedros nhấn mạnh.
Trên thực tế, dịch COVID-19 đã làm tê liệt các ngành sản xuất và du lịch trên khắp khu vực và dẫn tới nhiều biện pháp hạn chế đi lại, bao gồm các chuyến bay và du thuyền. “Nếu chúng ta tước cơ hội của tất cả du thuyền trên thế giới thì họ sẽ đậu ở đâu”, ông Michael Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, nói.
Theo số liệu mới nhất, Trung Quốc ghi nhận thêm 98 trường hợp tử vong vì COVID-19, nâng tổng số người chết vì dịch lên 1.873 trên toàn thế giới và số người nhiễm là 72.528.
Quan chức y tế tỉnh Hồ Bắc ngày 18/2 thông báo xuất hiện thêm 1.807 trường hợp nhiễm và 93 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm bệnh tại tỉnh lên 59.989 và số người chết là 1.789. Trong số này, thành phố Vũ Hán ghi nhận 1.600 trường hợp nhiễm mới và 72 ca tử vong.
Có thể bạn quan tâm
14:03, 18/02/2020
13:08, 18/02/2020
06:10, 18/02/2020
05:49, 18/02/2020
03:00, 18/02/2020
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, 80% người nhiễm COVID-19 thể nhẹ, trong khi chỉ khoảng 14% bệnh nhân bị những triệu chứng nặng như viêm phổi. “Khoảng 5% trường hợp được đánh giá là nghiêm trọng, với tình trạng suy đa tạng, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và một số trường hợp tử vong”, ông Tedros nói.
Người đứng đầu cơ quan phụ trách y tế của Liên Hợp quốc cũng khẳng định có “tương đối ít trường hợp” trẻ em nhiễm bệnh và cần nghiên cứu thêm để biết lý do tại sao.
Với tỷ lệ tử vong khoảng 2%, COVID-19 có độc lực thấp hơn những virus corona khác như loại gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) hay Hội chứng viêm hô hấp Trung Đông (MERS), WHO khẳng định.
Ông Tedros cũng cảnh báo không nên áp dụng “các biện pháp trùm chăn” để đối phó với dịch COVID-19, vì ngoài Trung Quốc, dịch bệnh này chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ dân số.
Ông Ryan cho rằng ngay cả ở tâm dịch Vũ Hán, “tỷ lệ tấn công” – tốc độ bệnh lây lan – mới là 4/100.000. “Đây là dịch bệnh nghiêm trọng và có nguy cơ phát triển nữa, nhưng chúng ta cần cân bằng với số người nhiễm bệnh. Ngoài Hồ Bắc, dịch bệnh đang ảnh hưởng đến một phần dân số rất nhỏ, rất nhỏ”, ông Ryan nói.
Ông Tedros nhấn mạnh xu hướng giảm số ca mắc mới trong những ngày gần đây, nhưng cho rằng xu hướng này cần được đánh giá rất thận trọng. “Xu hướng có thể thay đổi khi nhóm dân số mới nhiễm bệnh. Vẫn còn quá sớm để khẳng định xu thế giảm sẽ tiếp tục. Bối cảnh nào cũng có thể xảy ra”, ông Tedros nói.
Trong khi đó, Chuyên gia y tế cao cấp Trung Quốc Zhong Nanshan cho biết những tín hiệu tích cực. Theo đó, chuyên gia nhận định rằng khó có thể xảy ra tình trạng tăng đột biến số lượng trường hợp nhiễm COVID-19 sau khi người dân quay trở lại các TP lớn sau đợt nghỉ Tết kéo dài trong tháng 2 này.
Đồng thời, các biện pháp mạnh phòng chống lây lan dịch COVID-19 đang phát huy hiệu quả tại nhiều tỉnh và TP lớn tại nước này.
Theo phương pháp tính toán do nhóm chuyên gia của ông Zhong, dịch COVID-19 dự kiến sẽ đạt đến đỉnh điểm vào giữa tháng 2, nhưng dự đoán này không có nghĩa sau đó dịch sẽ giảm ngay lập tức. "Hiện chúng tôi chưa chắc chắn rằng dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm, chúng tôi cần thêm phân tích thêm trong một vài tới", chuyên gia Zhong cho hay.