COVID-19: Xin đừng trốn cách ly!

Diendandoanhnghiep.vn Chuẩn bị đến tết cổ truyền dân tộc, nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện thì tết năm nay sẽ có nhiều khó khăn.

Trước hết là khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hoạt động nhộn nhịp trước, trong và sau tết sẽ không diễn ra như mọi năm nếu không ngăn chặn được sự lây lan dịch trong cộng đồng.

Cần hiểu đúng về cách ly xã hội để tuân thủ nghiêm.

Cần hiểu đúng về cách ly xã hội để tuân thủ nghiêm.

Hiểu đúng về cách ly xã hội

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu các tỉnh áp dụng biện pháp cách ly tập trung hoặc tại nhà với người đến từ vùng dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù  hợp với mức nguy cơ của từng khu vực trên địa bàn, bảo đảm khoanh vùng, cách ly, phong tỏa ở phạm vi gọn nhất, hạn chế tối đa các hoạt động bất lợi đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán; có biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho nhân dân tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nhất là tại vùng có dịch, vùng bị phong tỏa.

Trước đó tối 4/2, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho biết đã nhận được phản ánh của người dân về việc nhiều địa phương đang có những hình thức cách ly khác nhau với người về từ vùng dịch. Ông Tuyên khẳng định, ổ dịch (vùng dịch, điểm dịch) là nơi đã được chính quyền địa phương quyết định phong tỏa. Ổ dịch có thể là một cụm dân cư, khu chung cư, ngõ phố, khu phố, thôn, bản, xã hoặc rộng hơn là thành phố.

Đơn cử, TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương); sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh); 11 khu vực ở Hà Nội như ngõ 86 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu), thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh)… được coi là các ổ dịch bởi đang bị phong tỏa. Những nơi khác ngoài các địa điểm này mà không có ca bệnh, thì không được coi là ổ dịch.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, có nhiều địa phương đã yêu cầu cách ly những người từ địa phương có dịch về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. TP Hải Phòng yêu cầu cách ly tập trung những người trong cùng xã, phường với ca COVID-19; Thừa Thiên Huế cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm PCR đối với tất cả công dân từ Quảng Ninh, Hải Dương, các quận, huyện thuộc TP Hà Nội đã được Bộ Y tế công bố có điểm dịch và các địa điểm do Bộ Y tế cập nhật..v..v.

Còn nhớ, để đối phó với dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và tận dụng “thời gian vàng” khống chế dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 15 và 16 về các biện pháp phòng chống dịch, trong đó yêu cầu cách ly xã hội.

Đọc kỹ Chỉ thị 16, về các biện pháp thực hiện cách ly xã hội, thực sự nếu không có hướng dẫn cụ thể thì một số địa phương hiểu sai cũng có thể hiểu được, vì thiếu hướng dẫn cụ thể.

Lấy ví dụ như biện pháp thứ 4: “Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất”.

Vậy nên hiểu thế nào là “cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng”? “Cơ bản” có nghĩa là cấm tuyệt đối hay vẫn cho một số phương tiện hoạt động? Hoặc yêu cầu “dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác” nên hiểu như thế nào? Trong khi có một số địa phương yêu cầu cách ly toàn bộ người dân trở về từ vùng dịch, điều đó đúng hay sai?

Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, không phải “ngăn sông cấm chợ”, chưa phải phong tỏa xã hội.

người dân lúc này cần tuân thủ quy định phòng, chống dịch mà chính quyền và cơ quan chức năng đặt ra

Nngười dân lúc này cần tuân thủ quy định phòng, chống dịch mà chính quyền và cơ quan chức năng đặt ra

Xin đừng trốn cách ly

Năm nay, COVID-19 thực sự đã làm mọi thứ chậm lại, kể cả nhịp điệu Tết. Những vườn hoa và cây cảnh cũng thê thảm. Người yếu thế đương nhiên chật vật. Lúc này, rất cần tấm lòng chia sẻ. Chính quyền nhiều địa phương đã tiếp cận để đến với các đối tượng này. Nhiều nhóm thanh niên khởi động khẩu hiệu: Tết sẻ chia. Tuy vậy, cao hơn hết, người dân lúc này cần tuân thủ quy định phòng, chống dịch mà chính quyền và cơ quan chức năng đặt ra.

Dĩ nhiên, việc cách ly những người trở về từ vùng dịch là quy định bắt buộc của ngành y tế, không chỉ tại Việt Nam mà tại tất cả các nước trên thế giới. Việc làm này nhằm đảm bảo chữa trị kịp thời cho người được cách ly nếu không may nhiễm bệnh, cũng là đảm bảo an toàn cho cộng đồng mà trước hết là chính thân nhân, gia đình của họ. Chính vì vậy, bỏ trốn khỏi khu vực cách ly, từ chối sự quan tâm, chăm sóc của các y bác sỹ là hành động thiếu suy nghĩ, có thể đe dọa trực tiếp mạng sống của chính họ và rất nhiều người khác.

Hãy  nhớ, thiệt hại dịch COVID-19 cho đến nay là rất lớn, nếu mỗi ca mắc mới lại kéo theo những người đi cách ly thì có thể kiểm soát được chính xác tuyệt đối. Nhưng những người tự ý trốn khỏi khu cách ly, có nguy cơ mắc cao mà trốn ra khỏi cộng đồng và thiếu sự thành khẩn, thì có lẽ cuộc chiến chống dịch bệnh này sẽ còn kéo dài và chưa thể xác định được hồi kết.

Vì thế, nếu ai đó thấy việc thực hiện nghiêm túc việc cách ly theo chỉ thị của Chính phủ, của Bộ Y tế là áp lực, khó khăn, vất vả, thì hãy thử nhìn về những người đang thầm lặng với công việc chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, những người đang hỗ trợ công tác cách ly, những người làm việc ở sân bay, biên giới, cửa khẩu… xem họ đã và đang vất vả như thế nào. Nếu so với việc cơm ăn 3 bữa, sinh hoạt cơ bản, chỉ việc chấp hành và lấy mẫu xét nghiệm vì việc cách ly của người dân dễ chịu hơn nhiều.

Hãy xem hình ảnh xót xa hiện hữu, có lẽ là những cháu bé mẫu giáo ở Hải Dương mặc áo mưa đi cách ly tập trung. Những ánh mắt ngơ ngác, ngồi thẳng tắp, giữ khoảng cách, lặng phắc trước sân trường - nơi vốn chỉ để vui chơi, chạy nhảy. Hãy vì những đứa trẻ như thế này, đừng ai trốn cách ly và cố về quê đón Tết bằng mọi giá.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết COVID-19: Xin đừng trốn cách ly! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713551446 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713551446 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10