Truy nguyên nhân thực phẩm không an toàn

Diendandoanhnghiep.vn Vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta hiện nay đang gây nhiều lo lắng cho người dân.

Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Mùa lễ hội năm 2018 đã cận kề, lợi dụng thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, các đối tượng buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, đưa các sản phẩm kém chất lượng ra thị trường.

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2017, toàn quốc ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm làm 3.869 người mắc, 3.700 người đi viện và 24 trường hợp tử vong. Theo đánh giá, nguyên nhân tử vong tăng chủ yếu do ngộ độc methanol trong rượu (11 người), độc tố tự nhiên (10 người), 3 trường hợp còn lại chưa xác định được nguyên nhân. Cũng trong năm 2017, các đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã phát hiện 123.914 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP); xử lý 32.579 cơ sở, trong đó 19.208 cơ sở bị phạt trên 61 tỷ đồng, 611 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, trên 5.000 cơ sở phải tiêu hủy sản phẩm. 

An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.

Trước thực trạng thực phẩm bẩn còn nhức nhối, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 6 đoàn liên ngành để thanh kiểm tra tại 12 địa phương. Ngoài ra, các địa phương cũng sẽ thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra.

Quá trình thanh, kiểm tra sẽ tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết

Quá trình thanh, kiểm tra sẽ tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đấu tranh với các hành vi gian dối, sai phạm nghiêm trọng an toàn thực phẩm còn nhiều gian nan, bởi các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó, việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn còn xu hướng gia tăng.

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết các đoàn liên ngành sẽ kiểm tra các địa phương xem họ có đi kiểm tra hay không. Nếu tỉnh, thành nào không triển khai thanh kiểm tra thì đánh dấu, đôn đốc, nhắc nhở. Ngoài ra, các đoàn cũng có thể kết hợp để kiểm tra thực tiễn 1-2 cơ sở/tỉnh, thành.

Tuy vậy, theo ông Phong, công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đó là do không ít địa phương vẫn "khoán trắng" công tác này cho cơ quan y tế. Thực tế cho thấy, nếu không có sự phối hợp liên ngành, hiệu quả công tác công tác kiểm tra sẽ không cao. Các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm có sự tham gia của các lực lượng chức năng như công an, công tác thanh kiểm tra thuận lợi hơn rất nhiều, các đối tượng cố tình gian dối cũng dè chừng hơn, không dám manh động…

Bên cạnh đó, việc phát hiện sai phạm và xử lý các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cũng gặp không ít khó khăn. Có cơ sở khi đoàn thanh, kiểm tra đến đã đóng cửa, kiên quyết không tiếp. Có cơ sở đăng ký sản xuất một nơi nhưng thực tế lại chuyển địa điểm sản xuất đến một nơi khác, đoàn kiểm tra rất khó khăn khi tiếp cận…

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho biết, dịp Tết nguyên đán này, dự báo các thực phẩm có sức tiêu thụ như bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát... sẽ tăng gấp 10 lần ngày thường. Lợi dụng tâm lý này và vì hám lợi các đối tượng sản xuất, kinh doanh có thể làm giả, làm nhái sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Vì vậy, người dân không nên dùng rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường. 

Các đối tượng thanh kiểm tra tập trung sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thịt cá, bánh kẹo, rượu bia, thực phẩm tươi sống,… tại mỗi nơi kiểm tra, sẽ lấy mẫu để xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm sẽ làm việc hết công suất để kết quả xét nghiệm có sớm nhất. Khi có kết quả, cơ quan chức năng sẽ công bố ngay, tránh để tình trạng không để Tết qua rồi mới công bố kết quả. Nếu kết quả cho sản phẩm không đạt thì ngoài dừng lưu thông và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để chia sẻ những khó khăn, giải pháp phòng chống thực phẩm bẩn, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn: Bất cập trong quản lý và giải pháp cho doanh nghiệp". Chương trình được tổ chức vào hồi 14h ngày 18 tháng 01 năm 2018 tại Hội trường 3, tầng 7, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Truy nguyên nhân thực phẩm không an toàn tại chuyên mục Thị trường - Sản phẩm của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713585207 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713585207 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10