Cuộc chiến Nga - Ukraine: Bao giờ đến bước ngoặt?

Diendandoanhnghiep.vn Nhân dân yêu hòa bình trên thế giới mong muốn Nga - Ukraine nhanh chóng ngừng bắn, ngồi xuống đàm phán giải quyết vấn đề, nhưng điều này có vẻ rất khó.

>> Chiến sự Nga - Ukraine và mối nguy vũ khí hạt nhân

Hệ lụy của cuộc chiến Nga - Ukraine ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, giá nhiêu liệu tăng cao gấp 1,5 lần so với trước, nguyên liệu làm dầu ăn, thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi (đậu tương, ngô, hạt hướng dương...), phân bón... không nhập được từ Nga - Ukraine hoặc phải nhập giá cao.

Các doanh nghiệp FDI thiếu nguyên liệu, phụ kiện, đơn hàng bị hủy bỏ, thu nhập của người lao động bị giảm sút. Nguy cơ lạm phát bị đẩy lên cao, trong khi Việt Nam cũng vừa vất vả thoát khỏi đại dịch COVID-19 với nền kinh tế rất yếu do chịu nhiều tổn thương do dịch bệnh.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty

Mỹ vừa cung cấp thêm cho Ukraine hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS), hệ thống tên lửa cơ động cao HIMARS.

Sự lợi hại của hệ thống MLRS - HIMARS này không chỉ ở tính cơ động cao, sát thương lớn, tầm bắn xa tối đa lên đến vài trăm km, có thể uy hiếp cả các mục tiêu nằm sâu trong nội địa nước Nga, mà nó nằm ở tính đa năng, đa nhiệm.

Hệ thống này có thể sử dụng thành hệ thống phòng không có độ chính xác cao, tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầm thấp tới tầm trung. Các máy bay chiến đấu của Nga sẽ bị uy hiếp, áp chế khi có vẻn vẹn tầm 15 đến 20 giây để xử lý, từ khi phát hiện ra tên lửa.

Đây là một bước leo thang mới, động tác nắn gân “thử sóng” thăm dò thái độ phản ứng của Nga.

Từ đầu cuộc chiến, dù không có thỏa thuận nhưng cả Mỹ - Nga đều như có quy ước mặc định là vùng chiến sự chỉ xảy ra trên lãnh thổ của Ukraine, không có các hoạt động tấn công quân sự trên lãnh thổ của Nga, có chăng chỉ là vài vụ lẻ tẻ không gây thiệt hại nghiêm trọng, nhằm giữ cho cả hai một làn ranh đỏ, tránh việc thiếu kìm chế sử dụng vũ khí hủy diệt. Cho nên, việc gửi hệ thống cho Ukraine là một bước phiêu lưu của Mỹ, thể hiện rõ ý chí đối đầu với Nga, chưa hề có ý định cho cuộc chiến này ngừng lại.

Hơn 10.000 lệnh cấm vận của Mỹ - EU áp dụng trừng phạt Nga đang như chiếc “bu mê răng” quay ngược lại gây tổn hại cho Mỹ - EU, khi lạm phát ở Mỹ cao nhất 40 năm qua, EU thì khủng hoảng về nhiêu liệu, năng lượng, lương thực.

Mỹ cáo buộc Nga gây ra thiếu hụt lương thực, tăng giá nhiêu liệu..., trong khi lại cấm vận Nga xuất khẩu, rất mâu thuẫn trong phát ngôn.

>> Nga chật vật tiến quân, Ukraine đủ sức đảo ngược tình thế?

>> Ai đang giải “cơn khát” vũ khí cho Ukraine?

>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: "Đô tranh, Rúp đấu"

Giao tranh giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra ác liệt ở phía Đông, Ukraine

Giao tranh giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra ác liệt ở phía Đông, Ukraine

Các đòn trừng phạt lại làm đồng Rúp đạt mức giá cao nhất, xuất khẩu năng lượng, nông sản, nguyên liệu mang lại doanh thu kỷ lục cho Nga. Với tốc độ hiện tại, lợi nhuận từ các mặt hàng xuất khẩu của Nga sẽ lên đến 300 tỷ USD trong một năm.

Mỹ cung cấp hệ thống này có phần muốn động viên, tiếp sức Ukraine tiếp tục cuộc chiến với Nga. Có điều Ukraine khó có thể sử dụng ngay được, Mỹ chắn chắn không dám cử chuyên gia hướng dẫn hay tham chiến trực tiếp.

Mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - Oleksiy Reznikov cho biết, mỗi ngày khoảng 100 - 200 binh sĩ tử trận, khoảng 500 người bị thương.

Cộng đồng EU bắt đầu có sự phân hóa về vấn đề Ukraine khi gánh nặng người tị nạn đè xiết lên vai người dân nộp thuế ở EU, cũng như số viện trợ vũ khí, khí tài của EU phải cung cấp cho Ukraine vượt quá khả năng đáp ứng, cạn kiệt cả kho dự trữ.

Thủ tướng Hungary thì thẳng thừng: “Nhân dân Hungary bầu tôi (Viktor Orban) làm Thủ tướng để bảo vệ cho họ. Họ không yêu cầu tôi bảo vệ cho nhân dân Ukraine”.

Quân đội Nga sau khi thần tốc cho đoàn xe bơm hơi đe dọa Kiev, ghìm chân lực lượng tinh nhuệ của Ukraine, đã “quay xe” tiến công các vị trí chiến lược ở phía đông như Mariupol, vùng Donbass. Chiến thuật “đánh chậm, tiến chắc” như vết dầu loang, sử dụng tên lửa hành trình đánh phá hậu cầu, dùng pháo binh đánh quỵ sức chiến đấu của Ukraine trước khi xe tăng, bộ binh lên dọn dẹp chiến trường.

Mykhailo Podolyak, cố vấn Tổng thống đề nghị Ukraine cần 300 bệ phóng rocket, 500 xe tăng và 1.000 lựu pháo loại 155mm, 2.000 xe bọc thép và 1.000 máy bay không người lái để có thể chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.

Đó là con số không tưởng, nếu có được cung cấp cũng khó mà đến tay quân đội Ukraine, khi tên lửa Nga sẵn sàng tiêu hủy tất cả những gì bị coi là nguy cơ.

Quân đội Ukraine đứng trước khó khăn do thiếu hụt vũ khí, đạn dược, cách bố trí quân lực. Không có hệ thống hầm ngầm như ở Mariupol, quân Ukraine co cụm tập trung thì bị pháo binh tiêu diệt, phân tán thì không tạo được sức mạnh phòng thủ lại dễ bị đánh cuốn chiếu, bóc vỏ.

Chiến sự sẽ còn ác liệt, tổn thất từ phía Nga cũng không hề nhỏ, hai bên sẽ tung ra những ngón đòn quyết định trước khi có hòa đàm.

Mỹ vẫn giữ ý chí làm suy yếu, đánh quỵ Nga thì khói lửa chiến tranh chưa thể chấm dứt. Bước ngoặt của cuộc chiến dẫn đến hòa bình chưa thể có được trong ngày một, ngày hai.

Thật đau xót thay như lời của Abraham Lincoln: “Khi viên đạn xuyên vào một người lính, dù thuộc bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim của một người mẹ”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Nga - Ukraine: Bao giờ đến bước ngoặt? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713630553 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713630553 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10