Cuộc chiến Supreme: Bài học bản quyền thương hiệu

Diendandoanhnghiep.vn Khi Samsung tiết lộ hãng này đang hợp tác với thương hiệu Supreme đình đám của Mỹ vào cuối năm 2018, làm cả thế giới bất ngờ!

Cửa hàng của Supreme tại New York, Mỹ

Cửa hàng của Supreme tại New York, Mỹ

Thông báo được đưa ra trong buổi ra mắt điện thoại thông minh Galaxy A8s của Samsung Trung Quốc tại Bắc Kinh. Khi đó, logo của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc và thương hiệu Supreme của Mỹ bất ngờ được chiếu trên một màn hình khổng lồ. Tuy nhiên, khi cái tên Supreme Italia được sử dụng lại khiến mọi người hoài nghi về sự hợp tác này. 

Ngay sau đó, trụ sở Supreme tại Mỹ đã nhanh chóng tố cáo Supreme Italia là thương hiệu nhái. Sau khi sự việc xảy ra, Samsung Trung Quốc đã tuyên bố chấm dứt sự hợp tác này. Mặc dù vậy, Supreme Italia vẫn phủ nhận là một thương hiệu giả mạo, đồng thời tiếp tục công bố kế hoạch mở rộng sang Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. 

Sự khởi đầu của một thương hiệu lớn

Supreme khởi đầu là một cửa hàng giày trượt băng Lower khiêm tốn tại khu Manhattan, (Mỹ) do một doanh nhân gốc Anh, ông James Jebbia mở vào năm 1994. Sau đó, cái tên Supreme đã phát triển thành một trong những thương hiệu được săn lùng nhiều nhất trong làng thời trang khi hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Louis Vuitton, Lacoste, Nike và Timberland.

Đến nay, thương hiêu này có giá trị hơn 1 tỷ USD, sau khi công ty cổ phần tư nhân The Carlyle Group mua lại 50% cổ phần với giá 500 triệu đô la trong năm 2017. 

Jebbia đã tự tay tạo dựng danh tiếng cho thương hiệu Supreme. Với sự khác biệt, độc đáo, và khan hiếm khi hàng hóa được sản xuất với số lượng ít người ta chỉ có thể mua đồ của Supreme trên các trang mua sắm trực tuyến như eBay hoặc thông qua một mạng lưới 11 cửa hàng trên toàn thế giới.

Tài sản quý giá nhất của Supreme được cho là logo đơn giản của chính hãng, một hình chữ nhật màu đỏ được đánh dấu bằng chữ "Supreme". Hầu như mọi vật phẩm có in logo này đều có thể trở thành đồ sưu tầm được săn lùng.

Sự thành công của thương hiệu Supreme đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng và đem lại quyền lực cho logo thương hiệu. Hiện tại, Supreme là một trong những thương hiệu bị làm giả nhiều nhất trên thế giới và hàng nhái Supreme cũng được tìm kiếm nhiều nhất.

Trang web bán hàng của Supreme Italia

Trang web bán hàng của Supreme Italia

Trận chiến giành quyền kiểm soát

Supreme không phải thương hiệu duy nhất bị nhái. Năm 2017 Kith, Thrasher, Vetements và Palace, các nhãn hiệu danh tiếng này đều xuất hiện "hàng nhái hợp pháp.  Ở Ý, hàng giả hợp pháp phổ biến đến mức về cơ bản chúng được coi là... bản gốc!

Tuy nhiên, trường hợp của Supreme Italia phức tạp hơn, dẫn đến một cuộc chiến toàn cầu giữa Supreme và Supreme Itaila. Các luật sư thương hiệu gọi trường này là "giả mạo hợp pháp". Theo Alessandro Balduzzi, bình luận, khái niệm này là một vấn đề tương đối mới trên toàn ngành thời trang nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.

Thuật ngữ này mô tả khi một doanh nghiệp đăng ký một thương hiệu ở một quốc gia nhất định trước khi thương hiệu ban đầu có thể làm như vậy. Từ đó, họ có thể bán các sản phẩm gần như giống hệt nhau bằng cách sử dụng chiến lược tiếp thị cũng gần như giống hệt chiến lược được sử dụng bởi thương hiệu gốc.

"Không giống như ở Mỹ và hầu hết các quốc gia khác, việc sử hữu thương hiệu được tính bằng cách là người đầu tiên nộp đơn xin bản quyền thương hiệu. Nói cách khác, nếu bạn đủ nhanh để đăng ký nhãn hiệu trước bất kỳ ai khác, nhãn hiệu đó là của bạn. Các yếu tố về xâm phạm quyền thương hiệu với các nhãn hiệu nước ngoài không được tính đến", ông Balduzzi nói.

Chuyên gia này phân tích thêm, các nhãn hiệu khi tấn công ra toàn cầu thường chỉ tập trung vào các thị trường lớn, trong khi tại những quốc gia đang phát triển với thị trường nhỏ lẻ và e ngại hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ tương đối lỏng lẻo, họ không chú ý và dễ dàng bỏ qua. Điều này đã tạo cơ hội để việc "giả mạo hợp pháp" phát triển nhanh chóng.

Do đó, kể từ khi thành lập vào cuối năm 2015, IBM đã nhanh chóng và lặng lẽ đăng ký tên và logo Supreme ở nhiều quốc gia nơi Supreme Mỹ không đăng ký bản quyền thương hiệu.Chiến lược tạo ra sự khan hiếm mang lại cho Supreme lượng lớn khách hàng nhưng điều đó đã tạo cơ hội cho các thị trường khác sở hữu một "Supreme" riêng tại đất nước họ.

Tuy nhiên, cách làm này đã vi phạm Công ước Paris, một trong những hiệp ước sở hữu trí tuệ đầu tiên được ký kết để bảo vệ "các nhãn hiệu nổi tiếng" ở 177 quốc gia ngay cả khi không có sự hiện diện của nhãn hiệu tại thị trường.

Mặt khác, tên gọi Supreme cũng mang lại cho nhãn hiệu này nhiều rắc rối. Trên thực tế, vào năm 2009, người sáng lập Supreme Jebbia đã nói với tạp chí Interview rằng "Supreme là một cái tên hay, nhưng là một cái tên khó để đăng ký thương hiệu". Chapter 4, công ty kinh doanh Supreme đã không thể đăng ký thành công nhãn hiệu này tại Mỹ cho đến năm 2012.

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) đã từng kiểm tra các tài liệu đăng ký bản quyền thương hiệu của Supreme và cho rằng Supreme là một thuật ngữ thiếu tính khác biệt và không đủ điều kiện để bảo vệ nhãn hiệu. Tuyên bố này của EUIPO là một bất lợi cho Supreme khi các công ty khác có thể tận dụng tên gọi này vào các sản phẩm của họ, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng trên thế giới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Supreme: Bài học bản quyền thương hiệu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714016289 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714016289 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10