Cuộc so tài của top 10 dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021 phần 2

Bài: NGUYỄN LONG, CẨM ANH - Ảnh: BÍCH NGỌC 06/12/2021 15:26

Được sự chỉ đạo của VCCI, chiều nay (06/12), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với UNDP Việt Nam tổ chức Vòng bán kết chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021.

>>DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Tối ưu tiềm lực hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp

gfg

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với UNDP Việt Nam tổ chức Vòng bán kết chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021.

Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia tiền thân là Cuộc thi khởi nghiệp Quốc gia. Việc đổi tên chương trình đi kèm với thông điệp của BTC rằng, các dự án đã vào đến vòng Bán Kết của Chương trình, kể cả khi các vòng thi đã khép lại, các dự án vẫn tiếp tục nhận được sự đồng hành của BTC và hỗ trợ của cộng đồng khởi nghiệp.

Trong suốt 19 năm qua, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã là một người bạn đồng hành quen thuộc với các bạn trẻ mong muốn lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh. Năm 2021, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn, như đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội; tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp. 

Phần lựa chọn ra TOP 10, TOP 6, quán quân cũng như các đội nhì, ba nhằm tìm kiếm, tôn vinh những dự án khởi nghiệp xuất sắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tiếp tục đồng hành hỗ trợ các họ trên những hành trình tiếp theo.

DỰ ÁN THỨ 3: PHÁT TRIỂN SỢI CHUỐI BẰNG CÔNG NGHỆ ABACA

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

sfd

Đại diện dự án thuyết trình.

Dự án “Phát triển ngành sợi chuối Việt Nam bằng công nghệ ABACA” là dự án đầu tiên hoàn thiện công nghệ chế biến cây chuối đầy đủ tạo thành một hệ sinh thái các loại máy cho ngành sợi tự nhiên. Điểm khác biệt của ABACA đó là làm chủ công nghệ, có thể tùy chỉnh và cải tiến để phù hợp với từng vùng miền khác nhau.

Sau khi chuyển giao công nghệ chế biến sợi chuối, ABACA sẽ là đơn vị tiên phong thu mua lại sản phẩm sợi để cung cấp cho các ngành khác như vải vóc, giấy, tã bỉm, đồ thủ công mỹ nghệ, túi giỏ đựng, võng xếp, giây thừng, phân bón hữu cơ ... tạo thành hệ sinh thái các sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường.

Dự án ABACA không chỉ giúp bà con nông dân Việt Nam khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây chuối mà còn tác động rất sâu sắc đến môi trường và xã hội đất nước. Dự án sẽ tạo ra 6.120 việc làm mới, 400 nghìn tấn thân chuối được sử dụng, 1.700 tấn sợi được sản xuất ứng dụng vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, đáp ứng sự thiếu hụt nguồn sợi trong nước hiện tại. Đại dịch Covid 19 khiến cho rất nhiều người trở về quê. Và dự án ABACA sẽ giúp họ có thêm một lựa chọn việc làm mới ngay chính quê nhà của mình.

Mong muốn lớn nhất của ABACA chính là làm cầu nối giữa các nhà đầu tư, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và bà con nông dân để phát triển mạnh mẽ ngành sợi chuối tại Việt Nam, tận thu nguồn tài nguyên chuối sẵn có của đất nước, phát triển kinh tế xã hội bằng chính các sản phẩm nông nghiệp bền vững.

Dự án ABACA rất vinh dự và tự hào khi vượt qua 215 dự án cả nước giành Quán quân cuộc thi Khởi nghiệp Nông nghiệp Đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ và Học viện nông nghiệp tổ chức. Đồng thời vượt qua 160 dự án để giành Giải Nhất Cuộc thi Nghệ An Techfest Open 2021.

Hiện tại, ABACA cũng đang lọt vào TOP 9 chung kết cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp bền vững BSA tp Hồ Chí Minh. Dự án là một trong ba mô hình sáng tạo thanh niên tiêu biểu của Việt Nam được Trung ương Đoàn lựa chọn giới thiệu trong Diễn đàn giao lưu thanh niên ba nước Đông Dương năm 2021.

Đặc biệt là ABACA đã có mặt tại TOP 10 bán kết Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2021. Dự án ABACA thực sự đã được các chuyên gia, các nhà khoa học và các quỹ đầu tư đánh giá rất cao về tính khả thi và tác động xã hội sâu rộng khắp cả nước.

Phần phản biện: 

Ông Trần Trí Dũng hỏi: 2 tỷ đồng đổi 20% cổ phần các bạn có thể "thắt lưng buộc bụng" để không lấy số tiền đó và chờ sau 1 năm sẽ bán với giá gấp 10 lần?

Trả lời: Câu chuyện bán lúc nào là câu chuyện rất dài và tùy thời điểm và con người. ABACA đang kêu gọi đầu tư và đưa ra mức giá tham khảo, trong quá trình thương thảo với đối tác có thể mất 3 tháng đến cả năm, do đó khi đạt thỏa thuận tỷ lệ phần trăm và con số có thể thay đổi để đôi bên cùng thống nhất để triển khai.

Ông Nguyễn Tiến Trung hỏi: hiện tại vì sao ABACA lại dành quá nhiều thời gian cho các cuộc thi mà không phải sản xuất kinh doanh?

dfd

Ông Nguyễn Tiến Trung.

Trả lời: Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại ABACA đã có hơn 1,5 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tương lai sẽ xây dựng nhà máy dự kiến mất thêm 1,5 tỷ đồng, tổng kinh phí khoảng 3 tỷ đồng. Về  khách hàng có 122 khách hàng tiềm năng và có 3 khách hàng mua máy và doanh số tháng vừa qua là 300 triệu đồng.

Về lý do đẩy mạnh truyền thông, nhóm dự án mong muốn tranh thủ trong thời điểm dịch sẽ phát triển thương hiệu tốt, sang năm sẽ dễ dàng hơn phát triển thị trường. Do đó, ABACA tích cực tham gia các cuộc thi và từ đó xem xét nhận xét của ban giám khảo để hoàn thiện hơn, đánh giá tính khả thi của dự án để thực hiện tốt hơn.

Ông Trương Thanh Hùng hỏiVới ABACA đâu là lý do thành lập mảng ngành sợi?

Trả lời: Có mấy lý do chúng tôi lập công ty mới ABACA để làm trong mảng ngành sợi, thứ nhất là mảng hiện tại tôi đang làm là máy xây dựng có thương hiệu lớn trên cả nước và không muốn làm loãng thương hiệu đó; thứ hai là tôi cũng muốn tìm nhiều bạn đồng hành nên lập công ty mới thì việc chia sẻ cổ phần sẽ dễ dàng hơn; thứ ba là cơ hội thị trường sợi tự nhiên đang lên, nên cơ hội đến chín muồi để lập công ty chuyên làm mảng mới này (tập trung thương hiệu ngành sợi).

DỰ ÁN THỨ 4: CRYBERPURIFY

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Đại diện dự án thuyết trình

Đại diện dự án thuyết trình

Thanh Trúc -  đại diện Dự án CyberPurify cho biết, kiểm soát và lọc những nội dung độc hại trên mạng là vấn đề nan giải cho cộng đồng và doanh nghiệp tại Việt Nam. Chính vì vậy, với mục tiêu kiến tạo môi trường Internet an toàn hơn cho trẻ em, dự án CyberPurify đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện, làm mờ nội dung độc hại trên các trình duyệt bằng giải pháp CyberPurify Kids.

Bên cạnh đó, thiết bị wifi B2B Egg giúp phụ huynh chặn web sex, các nội dung bạo lực kinh dị ra khỏi mọi thiết bị kết nối Internet trong nhà.

Ông Trương Thanh Hùng hỏi: hiện tại dự án chưa làm rõ sự khác biệt so với các giải pháp hiện có. Các công ty hàng đầu cũng đã phát triển các bộ lọc tương tự như công nghệ được CyberPurify phát triển.

Trả lời: đại diện CyberPurify cho biết hiện tại, ngoài những nội dung khiêu dâm, công nghệ của CyberPurify sử dụng có khả năng chặn lọc các nội dung kinh dị, bạo lực. “Hiện tại, những nội dung này các tập đoàn lớn chưa tiến hành chặn trên các trình duyệt”, đại diện CyberPurify trao đổi. Bên cạnh đó, theo đại diện của CyberPurify, để tăng độ cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, dự án hiện đang đẩy mạnh thương hiệu hợp tác với phía tổ chức chính phủ; đồng thời thúc đẩy sự phát triển sang thị trường B2C do tiềm năng lợi nhuận nhiều hơn và tiếp cận với nhiều tệp khách hàng hơn.

DỰ ÁN THỨ 5: ECOSOI - NGUYÊN LIỆU BỀN VỮNG THỜI TRANG CAO CẤP

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Từ ý tưởng biến lá dứa thành sợi, cung cấp cho thị trường may mặc và thời trang hai nhà sáng lập quyết định thành lập công ty cổ phần nghiên cứu sản xuất và phát triển sợi Eco viết tắt là ECOSOI.

Dứa là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, cây dứa được trồng ở khắp các vùng miền và là loại cây ăn quả phổ biến mà ai cũng đã từng thưởng thức. Một số khu vực do tính chất đất phèn không thể trồng được loại cây ăn quả khác ngoài cây dứa như Tiền Giang, An Giang,... Sau khi thu hoạt dứa, bà còn sẽ phải xử lý 2-3 kg rác thải từ cây dứa bao gồm lá dứa và thân cây. Trung bình cứ mỗi ha dứa thải bỏ khoảng 60 tấn lá dứa mỗi năm. Như vậy mỗi năm bà con nông dân phải bỏ đi một khối lượng lá dứa khổng lồ.

Lá dứa sau khi thu hoạch được xem là chất thải nông nghiệp, người dân phải phay/đốt hoặc phun thuốc cỏ cháy sau đó đốt lá dứa trên cánh đồng.

ECOSOI ra đời nhằm hướng tới các vấn đề sau: Tránh ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do việc xử lý lá dứa gây nên. Nâng cao giá trị của cây dứa (người nông dân có thêm thu nhập từ lá dứa thay vì phải đốt bỏ). Tạo sinh kế cho bà con nông dân và nhân lực sẵn có tại địa phương. Đáp ứng nhu cầu và xu thế xã hội về sợi thiên nhiên cho ngành thời trang và may mặc, đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới.

Sự thích ứng, linh hoạt và sáng tạo của ECOSOI, trong bối cảnh dịch COVID - 19, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều công nhân không trụ nổi ở thành phố mà bỏ về quê, nhu cầu việc làm ở nông thôn ngày càng cấp thiết.

ECOSOI đã và đang tiếp tục sản xuất sợi để chuẩn bị cung ứng cho thị trường sợi lớn ở nước ngoài. Tuy nhiên, để không bị động trong khâu tiêu thụ, ECOSOI tiếp tục tạo thị trường trong nước và phát triển thêm những sản phẩm mới như dệt thủ công, dệt công nghiệp, da và thủ công mỹ nghệ.

ECOSOI mong muốn được góp sức mình tạo tác động tích cực cho xã hội, thúc đẩy xu thế, thị trường tiêu dùng xanh và tạo bước đà cho sự phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Hiện nay nguyên liệu sợi VN phụ thuộc trên 90% vào nhập khẩu, hiện nay lợi thế cạnh tranh ở một số yếu tố như: nguồn nguyên liệu sẵn có, công nhân địa phương, công nghệ đạt được chất lượng sợi, có mối quan hệ với thị trường da dứa, có khả năng tiếp cận ngành may mặc lớn, khả năng phát triển sản phẩm mới.

ECOSOI dự kiến dến năm 12/2022 sẽ mở rộng thị trường thương mại hóa sản phẩm. Phương án: Sử dụng lá dứa để tách thành sợi, tận dụng nguồn nguyên liệu, tạo thêm việc làm, đảm bảo môi trường

Phần phản biện: 

Ông Đàm Quang Thắng hỏi: Khi chúng ta có mô hình lợi nhuận từ lá dứa, nhóm sẽ giải pháp nào bền vững cho nguồn nguyên liệu đảm bảo? Tính bền vững đầu ra sản phẩm? Sản phẩm nào là sản phẩm chính?

Ông Đàm Quang Thắng

Ông Đàm Quang Thắng.

Trả lời: Khi vất đi là một chuyện nguyên liệu bán cho mình lại là chuyện khác. Diện tích hiện hữu trồng dứa đã rất lớn, câu chuyện khai thác có thể khai thác hết . còn về bền vững, hiện tại nhiều nhà máy đang chế biến quả dứa đang mọc lên, nhà máy chế dứa mọc lên thì đồng thời họ sẽ giữ diện tích trồng dứa và thậm chí tăng thêm diện tích trồng dứa

Nhóm sẽ tập trung giai đoạn đầu vào các đơn vị sản xuất da từ sợi dứa, bởi tính bền vững của sản phẩm. ECOSOI đang nghiên cứu thêm các hành phẩm khác từ sợi dứa như khăn, đang sản xuất thủ công, tương lai sẽ biến thành sợi công nghiệp

Nhóm tập trung sản xuất sợi cho ngành vải và cuộn sợi công nghiệp trong tương lai. ECOSOI tập trung từng giai đoạn.

Giai đoạn hiện nay sợi là sản phẩm chủ lực và các năm tiếp theo sẽ là các thành phẩm từ sợi khác với tỷ lệ trên 50% là sản phẩm sợi và tỷ lệ còn lại cho thành phẩm khác.

Công nghệ có được sao chép và triển khai từ các xưởng dệt may khác? Về câu hỏi này, đại diện nhóm cho biết, chuyển mô hình cho các hợp tác xã tự sản xuất, với điều kiện tuân thủ quy trình và điều kiện khác của ECOSOI. ECOSOI đã đăng ký bản quyền. Việc bị cạnh tranh sao chép là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ECOSOI tự tin sẽ giữ được vị trí và sản phẩm của mình đảm bảo chất lượng hơn các xưởng khác.

DỰ ÁN THỨ 6: CÔ GÁI BH.NONG – MANG HƯƠNG RỪNG RA PHỐ

Đại diện nhóm thuyết trình dự án:

Hạt gạo lứt baton là “linh hồn” của mỗi người dân bản địa vì nó không chỉ là lương thực thiết yếu mà còn cả nét văn hóa lâu đời. Xứ Quảng có giống lúa đặc sản baton của người đồng bào dân tộc thiểu số không cần bón phân, phun thuốc mà vẫn phát triển trên những vùng đất khô cằn, sinh sôi nảy nở để tạo lên những hạt gạo baton mang nét đặc trưng riêng nơi xứ Quảng. Đó cũng là tinh thần người Quảng, bao đời cần cù, kiên cường, vượt khó.

Hạt gạo lứt baton là “linh hồn” của mỗi người dân bản địa vì nó không chỉ là lương thực thiết yếu mà còn cả nét văn hóa lâu đời. Nhưng xưa nay, hạt gạo vốn chỉ được phổ biến trong không gian nhỏ hẹp của bản làng, chỉ dừng lại ở việc sử dụng để nấu cơm, làm bánh, nấu rượu uống qua ngày.

Với mong muốn “mang hương rừng ra phố”, nâng tầm giá trị của hạt gạo lứt rẫy, Bh.nong đã ra đời từ sự cách điệu tên của một nhóm người đồng bào sinh sống tại các huyện miền núi của Quảng Nam như một sự tri ân, nhắc nhớ về nguồn cội.

Từ những hạt gạo lứt đơn sơ, khi đưa công nghệ chế biến sâu hiện đại, chuyển giao công nghệ với quy trình máy móc tiên tiến cho ra đời các sản phẩm mang tầm quốc tế. Bh.nong với sứ mệnh: quê hương là để trở về, biến những làng quê nghèo trở nên giàu có, tạo việc làm cho bà con bản địa, thương mại hoá nông sản vùng cao...đã trải qua hành trình khởi nghiệp sáng tạo đầy thao thức.

Gạo lứt là thực phẩm rất quen thuộc, mang tính xu thế tiêu dung hiện đại, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ chữa một số loại bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, táo bón, béo phí, thừa cân.

Khách hàng mục tiêu của Bh.nong là người thành thị thu nhập từ khá trở lên, người ăn uống thực dưỡng, lành mạnh, người mắc các bệnh lý: tiểu đường béo phì. Trong giai đoạn phát triển, lượng khách hàng đã ngày một tăng, cụ thể năm 2019 Bh.nong đã phục được 3.000 khách hàng, sang 2020 lên 4.200 khách hàng, và trong năm 2021 phục vụ được 6.500 khách hàng. Doanh thu từng năm 2019 là 5 tỷ đồng, năm 2020 là doanh thu 7 tỷ đồng, trong 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu 4,8 tỷ đồng.

Mục tiêu của Bh.nong trong thời gian tới là tháng 1/2022 sẽ cổ phần hóa, tháng 6/2022 sẽ xuất khẩu chính ngạch, năm 2023 sẽ mở rộng nhà máy lên 5.000 m2, và năm 2023 dự kiến doanh thu đạt 50 tỷ đồng. Doanh thu hòa vốn của Bh.nong là 1,25 tỷ đồng. Hiện Bh.nong đã có danh thu từ tháng 1.2021 tới thời điểm hiện tại là 10 tỷ đồng. Bh.nong bán cố phần tối đa 5 tỷ đồng đổi lấy 20%. Với số tiền này Bh.nong sẽ dành: 30% vào đầu tư nhân sự (nhân sự ở vùng sâu vùng xa đang là thách thức của Bh.nong); 30% vào công nghệ chế biến sản phẩm; 20% xây dựng vùng nguyên liệu;10% vào truyền thông.

Bên cạnh đó Bh.nong còn dành 10-20% lợi nhuận cho từ thiện tại địa phương và quỹ từ thiện nuôi trẻ mồ côi trên cả nước.

Phản biện:

Ông Đàm Quang Thắng: Mô hình của Bh.nong hiện là B2C vậy làm sao để kiểm soát khách hàng khi tăng 200.000 – 300.000 khách hàng?

Trả lời: Giải pháp kêu gọi cổ phần hóa, sức người sức của để cùng xây dựng vững mạnh hơn, 1 mình founder không thể

Ông Nguyễn Tiến Trung: Đội ngũ triển khai dự án? 1 loạt dòng sản phẩm đâu là sản phẩm mũi nhọn?

Ông Nguyễn Tiến Trung

Ông Nguyễn Tiến Trung.

Trả lời: Khó khăn lớn nhất là đội ngũ là người đồng bảo thiểu số. Dòng sản phẩm mũi nhọn là hướng tới hệ sinh thái đa dạng sản phẩm tiện dụng nhất, triết lý kinh doanh, không cần dùng sản phẩm ở đâu khác mà chỉ cần sử dụng của Bh.nong, theo đó, Bh.nong sẽ phát triển sản phẩm đa dạng phục vụ mọi lứa tuổi, mọi người có nhu cầu đều có thể sử dụng sản phẩm từ bé cho đến lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế:  Sứ mệnh doanh nhân trẻ

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Sứ mệnh doanh nhân trẻ

    08:44, 20/11/2021

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vượt khó khăn

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vượt khó khăn

    16:46, 18/11/2021

  • Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp quốc tế

    Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc tế: Mong muốn chia sẻ kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp quốc tế

    16:25, 18/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc so tài của top 10 dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021 phần 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO