Cuộc xâm lăng của những doanh nghiệp ngoại

Diendandoanhnghiep.vn Quy mô thị trường ngày càng lớn, xu hướng tăng chi tiêu/ đầu người có thể đạt mức 70% GDP… sẽ tiếp tục kích thích các doanh nghiệp ngoại mạnh tay đổ vốn đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, đồ uống.

Cuối năm 2014, CTCP Kinh Đô (KDC) chuyển nhượng 80% cổ phần CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez International (Singapore). Tới tháng 8/2016, KDC bán nốt 20% còn lại của mảng bánh kẹo cho Mondelez. Với thương vụ này, thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng Kinh Đô đã chính thức chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn ngoại.

Ngoại lấn, nội “lép”

Thống kê sơ bộ trong 5 năm qua, hàng loạt những doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống nổi tiếng của thế giới đã đặt nhà máy tại Việt Nam và họ không ngừng tăng quy mô đầu tư, mua bán - sáp nhập (M&A) các hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Theo khảo sát hàng năm do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, đầu tư tư nhân vào ngành thực phẩm và đồ uống vẫn tiếp tục sôi động qua các năm. Các nhà đầu tư tích cực nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và một số nhà đầu tư trong nước.

Một số giao dịch lớn bao gồm Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) mua 64,9% Công ty TNHH Thực phẩm Minh Đạt và 71,6% CTCP Thực phẩm Cầu Tre; Kido mua lại 65% cổ phần của CTCP Dầu Tường An; Tập đoàn Earth Chemical (Nhật Bản) mua lại 100% CTCP Á Mỹ Gia; Tập đoàn Daesang (Hàn Quốc) đã mua 100% cổ phần của CTCP Đức Việt; Fraser & Neave Ltd. (F&N, Singapore) mua 5,4% CP của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk; KKR (Mỹ) mua 7,5% CP của Masan Group; ACA Investments (Nhật Bản) mua 20% CP của Bibo Mart... Trong năm 2018, các thương vụ M&A được thực hiện tập trung đặc biệt các nhà đầu tư từ Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ông Trần Kim Thanh (phải) và ông Tim Cofer của Mondelez International bắt tay sau khi ký kết hợp tác đầu tư. Ảnh: Hùng Lê.

Ông Trần Kim Thanh (phải) và ông Tim Cofer của Mondelez International bắt tay sau khi ký kết hợp tác đầu tư. Ảnh: Hùng Lê.

Đại diện Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) đơn vị thực hiện nhiều thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam chia sẻ: “CJ đã đầu tư 600 triệu USD vào Việt Nam; trong đó, thực phẩm là một trong những lĩnh vực đầu tư quan trọng. CJ không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội M&A tốt nào để ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn ở thị trường Việt Nam”.

Khái quát dựa trên kết quả của các thương vụ nêu trên, có thể thấy rõ, khối ngoại tham gia khá nhiều vào các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Đặc biệt là các nhà đầu tư từ Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Và gần đây, bên cạnh sự tìm kiếm thị trường kinh doanh của các nhà đầu tư trong khu vực, doanh nghiệp châu Âu cũng bắt đầu rục rịch nhắm thị trường này tại Việt Nam.

Về hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là thông qua hình thức M&A hay tự thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoặc là hợp tác chiến lược. 

Với sức hút lớn từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt nam, lĩnh vực thực phẩm Và đồ uống được dự báo sẽ tiếp tục thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư ngoại.

Với xu hướng tiếp tục phát triển, các thương vụ trong thời gian tới có thể bao gồm chuyển nhượng các công ty sở hữu những thương hiệu địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa.

Những doanh nghiệp có tiếng trong nước như doanh nghiệp bia lớn nhất Habeco, hay công ty sữa lớn nhất Việt Nam là Vinamilk, vẫn có chỗ trống cho các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các tập đoàn lớn từ châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Với các doanh nghiệp nội, dù ngành chế biến lương thực đang có mức tăng trưởng ổn định nhưng không ít doanh nghiệp trong ngành vẫn chọn giải pháp bán thương hiệu hoặc hợp tác với nước ngoài.

Sự hợp tác để phát triển, bổ trợ và giúp các doanh nghiệp Việt có thể vươn  xa đưa thương hiệu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những doanh nghiệp thực phẩm đồ uống có thương hiệu lớn, vốn đang được xem là trụ cột thị trường, đang dần mất vào tay những doanh nghiệp ngoại như Vissan, Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre, Kinh Đô, Bibica, ABC,…

Bước chân vào Việt Nam từ lâu, sự hiện diện của Tập đoàn CJ Cheil Jedang ngày càng đậm nét khi liên tục thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Bước chân vào Việt Nam từ lâu, sự hiện diện của Tập đoàn CJ Cheil Jedang ngày càng đậm nét khi liên tục thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

 “Mò Kim đáy biển” tìm… tên tuổi lớn của doanh nghiệp Việt

Theo bà Nguyễn Thu Trang – Giám đốc Công ty hỗ trợ phát triển xanh, M&A là con đường nhanh nhất để các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa. Các chính sách và luật của Việt Nam đang ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, ở góc nhìn ngược lại, trừ những trường hợp doanh nghiệp khó khăn khó vượt qua phải bán mình cho doanh nghiệp ngoại, nếu có thương hiệu vừa định hình đã phải “biến mất” thông qua những M&A; hay có doanh nghiệp đã tạo được một vị trí trên thị trường mà lại bán lại cho công ty nước ngoài, bán bớt vốn hoặc chuyển đi là điều đáng tiếc. Bởi, đi theo xu hướng đó, không biết bao giờ mới có được những tên tuổi lớn thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. 

Hiện tượng các nhà đầu tư ngoại bỏ vốn vào ngành thực phẩm đồ uống đã khẳng định mạnh mẽ tiềm năng to lớn tại thị trường Việt Nam. Điều đó khẳng định rằng đây không chỉ là cơ hội cho doanh nghiệp ngoại mà chính là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong nước. 

Thực tế tại thị trường này đã có doanh nghiệp nội biết cách “vượt mặt” khối ngoại để nắm quyền chi phối tại những doanh nghiệp có tiếng. Họ đã không còn “hiền lành” để các thương hiệu Việt dần biến mất vào tay nước ngoài. Câu chuyện Pan Food – một công ty con thuộc Tập đoàn PAN của Việt Nam vượt mặt Lotte Confectionery (Hàn Quốc) trở thành cổ đông lớn nhất, nắm quyền chi phối một công ty có thị phần lớn thứ hai trên thị trường bánh kẹo Việt như Bibica đã cho thấy không có gì là không thể với khối doanh nghiệp nội nếu như có sự quyết tâm lớn. 

Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Trang cho rằng, xu hướng tiêu dùng hàng ngoại là xu hướng không còn xa lạ với người Việt trong vài năm trở lại đây. Khảo sát từ Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao với  hơn 16.000 ý kiến phản hồi cho thấy, trung bình cứ 10 người mua bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp và đồ uống không cồn thì khoảng 4 người lựa chọn sản phẩm nhập khẩu. 

“Do đó, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí sạch và xanh cùng với quản lý tốt hệ thống phân phối sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước ổn định vị thế trong dài hạn” – bà Trang nhấn mạnh. 

Đứng trước những “cơn sóng” xâm lăng như vậy, doanh nghiệp nội không nên “tự bơi” một mình. Nếu các doanh nghiệp nội trong ngành thực phẩm đồ uống không muốn tự bán mình cho khối ngoại thì việc liên kết giữa các doanh nghiệp nội với nhau để hình thành liên minh tăng sức cạnh tranh là chuyện nên làm trong lúc này trước khi quá muộn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc xâm lăng của những doanh nghiệp ngoại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711652046 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711652046 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10