Đà Nẵng chú trọng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh

Diendandoanhnghiep.vn Đối với TP.Đà Nẵng, việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn được xem là yếu tố tất yếu, qua đó định hướng thu hút đầu tư đối với các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường,...

>>Hình thành các tập đoàn công nghiệp tư nhân lớn

Trao đổi với DĐDN, ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý) cho hay chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với địa phương. Thông qua đó, Đà Nẵng sẽ chủ động lựa chọn các nhà đầu tư có công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường,... phù hợp với xu thế chung.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.

- Thưa ông, hiện nay TP. Đà Nẵng đang chú trọng đến việc phát triển kinh tế xanh, trong đó định hướng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. Vậy xin ông cho biết địa phương đang triển khai phương án thu hút đầu tư như thế nào?

Đối với vấn đề thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường đã được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng quan tâm trong thời gian dài. Từ năm 2020, Ban Quản lý đã xây dựng Bộ tiêu chí Bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp mới quy hoạch và dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Đây là cơ sở để Ban Quản lý sàng lọc các dự án có hàm lượng công nghệ cao, hạn chế tối đa tác động đến môi trường. Ở thời điểm trên, Bộ tiêu chí được xây dựng gồm các điều kiện đã quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan.

Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thiện.

Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn thiện để phục vụ nhu cầu trên địa bàn.

Từ đầu năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực, cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật môi trường hoàn toàn mới. Ban Quản lý đang thực hiện rà soát để điều chỉnh Bộ tiêu chí trên, đảm bảo đáp ứng các quy định mới và thực tiễn quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

Đối với hoạt động của các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của đơn vị, phía Ban quản lý đã có những yêu cầu nào để doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường, cùng với đó hướng đến đổi mới công nghệ?

Nhằm hạn chế ảnh hưởng từ hoạt động các doanh nghiệp đối với môi trường xung quan, Ban Quản lý luôn đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý trên ba cơ chế.

Thứ nhất là cơ chế siết chặt tiền kiểm, các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động phải có hồ sơ môi trường và xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ năm 2019, Ban Quản lý được UBND thành phố ủy quyền thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, và hiện nay là cấp Giấy phép môi trường đối với các dự án hoạt động trong khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin. Được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo, Ban Quản lý luôn tuân thủ nguyên tắc không xem xét tiếp nhận các dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, mức phát thải cao.

Thứ hai là cơ chế đẩy mạnh năng lực, tần suất hậu kiểm. Hằng năm, Ban Quản lý thường xuyên tổ chức lấy mẫu đột xuất các doanh nghiệp có lượng phát thải cao, đặc biệt là các doanh nghiệp tại khu vực giáp với khu dân cư để quan trắc các thông số môi trường không khí.

Kết quả quan trắc được công khai trên Trang thông tin điện tử Ban Quản lý để người dân được biết và cùng giám sát. Ngoài ra, Ban Quản lý cũng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực hậu kiểm cho cán bộ tại các doanh nghiệp, hướng đến việc nâng cao tính tự giác, chủ động của từng doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thứ ba là cơ chế truyền thông, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và lợi ích của việc sử dụng hiệu quả nhiên liệu, sản xuất sạch hơn đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng 01 khu công nghiệp sinh thái trong thời gian đến, Ban Quản lý cũng sẽ rà soát một số doanh nghiệp điển hình trong công tác bảo vệ môi trường làm hình mẫu tuyên truyền đến các doanh nghiệp.

Vậy trong thời gian tới, Ban quản lý sẽ có những phương án nào trong thu hút đầu tư để trình thành phố? Cùng với đó là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong những bước đầu triển khai công tác đầu tư?

UBND thành phố đã ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 với mục tiêu triển khai hiệu quả chủ đề năm 2022 “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”; theo đó thành phố phấn đấu xây dựng môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao. Tập trung nguồn lực thu hút đầu tư để góp phần phục hồi nền kinh tế thành phố sau Covid-19. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh liên kết vùng và bảo đảm các hoạt động thu hút đầu tư sẽ đem lại kết quả phát triển kinh tế bền vững.

a

Đà Nẵng sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và các khu công nghiệp mới.

Nhằm triển khai thực hiện mục tiêu trên, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã xây dựng và ban hành chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới, chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm (công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao…), bao gồm các nội dung như sau: Nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung và các Khu công nghiệp.

Cùng với đó là hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư tại chỗ, hoàn thiện các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư, thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.

Đối với cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp thì sẽ triển khai như thế nào, thưa ông?

Đối với vấn đề này, địa phương sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh (mở rộng Khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung) và các khu công nghiệp mới: Hòa Cầm (giai đoạn 2), Hòa Ninh, Hòa Nhơn. Tăng cường chủ động tiếp xúc cấp cao với các tập đoàn lớn (thuộc Forbes 500), doanh nghiệp tại các nước phát triển (G7, G8, OECD…), các hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng lớn của các quốc gia đang có chính sách chuyển dịch dòng vốn đầu tư để tập trung kêu gọi đầu tư vào khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bước đầu thực hiện thủ tục đầu tư, Ban Quản lý đã tiến hành niêm yết công khai các quy định về hồ sơ, thủ tục, thời gian, phí và lệ phí của Bộ thủ tục hành chính tại bảng niêm yết của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trên Cổng thông tin điện tử thành phố và trang thông tin điện tử chuyên ngành của Ban Quản lý. Tất cả các thủ tục hành chính đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa”, các lĩnh vực áp dụng cơ chế “một cửa” đều được xây dựng quy trình có hướng dẫn chi tiết, toàn bộ quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đều niêm yết công khai tại bảng hướng dẫn và cổng/trang thông tin điện tử  của cơ quan.

Ban Quản lý đã ban hành kế hoạch thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và liên tục rà soát quy định, thủ tục hành chính. Theo đó, thời gian giải quyết của 17 thủ tục hành chính được rút ngắn. Trong đó, có 10 thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Cụ thể: cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Khu công nghệ cao giảm từ 25 ngày xuống còn 22 ngày làm việc, thay đổi quy trình thực hiện 07 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lao động (từ mức độ 2 lên mức độ 3) và 02 thủ tục được bãi bỏ (cấp tạm trú, gia hạn tạm trú lao động người nước ngoài trong khu công nghiệp).

Về việc tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị, Ban Quản lý có nhiều hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, thông qua website của Ban tại mục Góp ý, văn bản đến, tiếp công dân định kỳ hàng tháng, ngoài ra hàng năm Ban Quản lý đều tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, trong đó có tiếp nhận, giải quyết ý kiến phản ánh, kiến nghị, góp ý của doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đà Nẵng chú trọng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713581625 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713581625 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10