Đà Nẵng: Người dân kêu cứu vì tự nhiên... mất đất

Phạm Hưởng 27/04/2019 11:02

1.600 m2 đất thuộc diện tích đất sử dụng ổn định lâu dài, không tranh chấp của người dân bị chính quyền TP Đà Nẵng giao cho doanh nghiệp nhưng không có bất kỳ thông báo và đền bù nào.  

Ông Võ Thanh Sơn, thường trú tại tổ 28 phường Hoà Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng – người gửi đơn kêu cứu cho biết: cuối năm 1999 đầu năm 2000, ông và các hộ dân (gồm: ông Võ Thanh Hùng, ông Nguyễn Đức Ánh, bà Võ Thị Thu Thủy, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, bà Bùi Thị Tuyết Mai) đã nhận chuyển nhượng các lô đất của ông Hoàng Định Luận và việc nhận chuyển nhượng đã được UBND phường Hòa Khánh xác nhận vào thời điểm năm 2000.

“Căn cứ vào đó, UBND huyện Hòa Vang đã ký hồ sơ giao đất cho tôi cùng các hộ dân và chúng tôi đã đóng thuế sử dụng đất hằng năm từ thời điểm được giao đất cho đến nay”, ông Sơn nói.

p/HIện khu đất 1.600m2 của ông Sơn và các hộ dân (Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bịp/rào chắn xung quanh

HIện khu đất 1.600m2 của ông Sơn và các hộ dân (Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bị rào chắn xung quanh

Bất ngờ mất đất

Theo ông Sơn, vào năm 2018, do điều kiện canh tác không thuận lợi, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các hộ dân phải đi xa làm ăn nên đã ủy quyền cho Sơn tiếp tục quản lý, sử dụng lô đất với tổng diện tích được ủy quyền là 1.350 m2 (Theo các hợp đồng ủy quyền được ký vào ngày 14/6/2018 tại Văn phòng Công chứng Huỳnh Bá Đại).

Những tưởng diện tích đất trên mình được toàn quyền sử dụng thì bất ngờ, đầu năm 2019, ông Sơn và những người dân mới biết toàn bộ 1.600 m2 đất nói trên đã được Thành phố giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Xuân Thiều nhưng không có bất kỳ thông báo thu hồi, kiểm định và giải tỏa đền bù nào.

“Toàn bộ 1.600m2 đất đang thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của chúng tôi nhưng lại được giao cho một đơn vị tư nhân khác không đúng trình tự pháp luật quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013, trình tự, thủ tục thu hồi đất”, ông Sơn bức xúc.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, ngày 18/2/2019, ông Sơn đã gửi đơn kiến nghị đến UBND quận Liên Chiểu và UBND phường Hòa Khánh Bắc khiếu nại và yêu cầu giải quyết việc thu hồi 1.600 m2 đất không đúng quy định pháp luật của các cơ quan chức năng theo luật định. 

Cũng theo đơn kêu cứu nói trên thì mặc dù vụ việc vẫn chưa được giải quyết nhưng UBND quận Liên Chiểu đã ban hành Thông báo số 135/TB-UBND ngày 27/02/2019 giao cho các cơ quan chức năng rào chắn khu đất của ông Sơn.

gfdg

Ông Sơn đã gửi đơn kiến nghị đến UBND quận Liên Chiểu và UBND phường Hòa Khánh Bắc khiếu nại và yêu cầu giải quyết việc thu hồi 1.600 m2 đất không đúng quy định pháp luật của các cơ quan chức năng theo luật định. 

Đặc biệt, vào ngày 08/4/2019, Chủ tịch UBND phường Hoà Khánh Bắc và Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu dẫn nhiều người đến yêu cầu ông Sơn dời khỏi nhà và ra Thông báo số 320/TB-UBND ngày 08/4/2019, “yêu cầu ông Sơn, ông Hùng và các hộ dân đã ủy quyền cho ông Sơn phải lập tức di dời tài sản ra khởi 02 thửa đất số 321 và thửa đất số 323, tờ bản đồ số 04 theo đăng ký Nghị định 64/CP (đã được UBND thành phố Đà Nẵng cấp GCN cho Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Xuân Thiều ngày 01/2/2019 thuộc thửa đất số 06, tờ bản đồ số 277, diện tích 51.941,3m2). Mọi chi phí di dời tài sản ra khởi vị trí trên ông Sơn, ông Hùng và các hộ dân đã ủy quyền cho ông Sơn phải tự chi trả. Nếu ông Sơn, ông Hùng và các hộ dân đã ủy quyền cho ông Sơn không tự di dời thì UBND phường đã tiến hành di dời, mọi tổn hại về tài sản UBND phường không chịu trách nhiệm. Thời điểm di dời: trước 13h00 ngày 09/4/2019”.

Tiếp đó, ngày 10/4/2019, lực lượng quy tắc phường, quận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Phan Văn Đại - Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Bắc và ông Đội trưởng Đội quy tắc đô thị quận Liên Chiểu đã dẫn người đến cưỡng chế thu hồi đất, húc đổ hàng rào cổng ngỏ, chặt phá toàn bộ cây cối trên đất, ngang nhiên cẩu nhà (được làm bằng conteiner), di dời tài sản của tôi ra khỏi khu đất, đẩy đuổi gia đình tôi ra ngoài, rào bít mọi đường vào lô đất của tôi.

"Tất cả những văn bản hành chính và hành vi hành chính đó là hoàn toàn trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của chúng tôi”, ông Sơn nói.

Luật sư nói gì?

Dưới góc nhìn luật pháp, liên quan đến vấn đề nêu trên, Luật sư Phạm Văn Thanh (Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam) cho biết: Tại thời điểm xin giao đất để xây dựng nhà ở (vào năm 2001) của các hộ dân, Luật Đất đai 1993 đang có hiệu lực thi hành. Khoản 1 Điều 2 Luật Đất đai 1993 quy định: “Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, như vậy, với việc  các hộ dân đã sử dụng đất ổn định, không tranh chấp và đã được xác nhận bởi UBND phường Hòa Khánh tại Đơn xin giao đất thì các hộ dân có đủ điều kiện để được Nhà nước xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm đó.

“Ngoài ra, trên hồ sơ đã thể hiện, từ thời điểm xin giao đất cho đến nay, Chi cục Thuế quận Liên Chiểu đều thu tiền thuế sử dụng đất hằng năm của các hộ dân. Việc này đồng nghĩa chính quyền địa phương đã đồng ý và chấp nhận giao đất cho các hộ dân quản lý và sử dụng. Do đó, có căn cứ để cho rằng các hộ dân đang là người có quyền sử dụng hợp pháp khu đất đó”, Luật sư Thanh nhấn mạnh.

  Theo Luật sư  Phạm Văn Thanh, Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam: Việc thu hồi đất của cơ quan thẩm quyền trong vụ việc này chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013.

Cũng theo ông Thanh, theo quy định của Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Nếu cho rằng việc thu hồi đất của các hộ dân nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thì trình tự, thủ tục thu hồi đất của các cơ quan thẩm quyền trong vụ việc này chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai 2013, trình tự, thủ tục thu hồi đất được thực hiện như sau: 1 - Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; 2 - lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 - ra quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 4 - quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỳ 2: Những câu hỏi đặt ra xung quanh việc GPMB thu hồi đất tại Đông Triều?

    Kỳ 2: Những câu hỏi đặt ra xung quanh việc GPMB thu hồi đất tại Đông Triều?

    07:05, 30/01/2019

  • Ra quyết định thu hồi đất trái quy định: UBND TP Hà Nội bị phê bình

    Ra quyết định thu hồi đất trái quy định: UBND TP Hà Nội bị phê bình

    20:35, 02/07/2018

  • Thanh Hóa: Thu hồi đất của phòng khám đa khoa Giao thông vận tải có đúng luật?

    Thanh Hóa: Thu hồi đất của phòng khám đa khoa Giao thông vận tải có đúng luật?

    11:56, 25/04/2018

“Việc thu hồi đất và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một đơn vị tư nhân đầu tư dự án nhưng các hộ dân không biết, không nhận được quyết định thu hồi đất, không biết, không nhận được khoản bồi thường, hỗ trợ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các hộ dân”, Luật sư Thanh khẳng định.

Đặt biệt theo Luật sư Thanh, theo Điều 74 và Điều 75 của Luật Đất đai 2013, thì các hộ dân đã có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2001 cho đến nay, do đó, có đủ điều kiện được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định này.

Ngoài việc được bồi thường về đất, các hộ dân còn có thể được Nhà nước bồi thường về nhà ở, công trình trên đất theo quy định tại Điều 89, bồi thường về cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai 2013.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đà Nẵng: Người dân kêu cứu vì tự nhiên... mất đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO