Mục tiêu của đề án nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát thông tin các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế thu gom và phân phối thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
UBND thành phố Đà Nẵng cho biết vừa phê duyệt đề án “Thí điểm dán tem QR code kiểm soát đối với một số sản phẩm thực phẩm sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang tiêu thụ tại chợ Hàn”.
Theo đề án, những tiêu chí chủ yếu thí điểm dán tem QR code kiểm soát đối với một số sản phẩm thực phẩm bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị của thương nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; thực phẩm sản xuất, chế biến, kinh doanh phải có nguồn gốc rõ ràng; không sử dụng chất bảo quản thực phẩm và chất tẩy rửa không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép; công tác quản lý, giám sát của Ban quản lý chợ, cơ sở đạt yêu cầu.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020 các sản phẩm thực phẩm đưa vào chợ hạng 1 của Đà Nẵng phải được dán tem QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến khi đến người tiêu dùng; Đến năm 2025, thực phẩm đưa vào các chợ hạng 2 phải được dán tem QR code.
Các sản phẩm thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp được sản xuất trên địa bàn thành phố cũng nằm trong mục tiêu triển khai để truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất, chế biến đến tay người tiêu dùng.
Theo đó, Sở Công Thương TP Đà Nẵng được giao là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện theo đề án đã được phê duyệt;
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP là đơn vị cập nhật, cung cấp danh sách, thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố, giới thiệu những đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín tham gia đề án.
Có thể bạn quan tâm
15:30, 24/12/2018
15:05, 24/12/2018
09:09, 24/12/2018
11:11, 22/12/2018
03:45, 21/12/2018
03:19, 21/12/2018
13:00, 18/12/2018
Ban Quản lý An toàn thục phẩm thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện thí điểm dán tem QR code kiểm soát thực phẩm trên địa bàn thành phố; chủ trì nghiên cứu đề xuất truy xuất nguồn gốc tại nơi sản xuất, sơ chế, chế biến ban đầu đối với các mặt hàng thực phẩm không bao gói sẵn từ các tỉnh nhập về thành phố Đà Nẵng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm của thương nhân tham gia đề án.
Cục Quản lý thị trường thành phố xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh thực phẩm không bao gói như vận chuyển, kinh doanh hàng không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo an toàn thực phẩm...
Trước đó không lâu, TP. Đà Nẵng cũng ban hành Bộ tiêu chí xây dựng mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo địa phương này, đây là cơ sở để xây dựng, chứng nhận mô hình chợ đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn. Bộ tiêu chí bao gồm 6 bảng tiêu chí: Tiêu chí xây dựng mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật; Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh thủy hải sản tươi sống; Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh rau, củ, quả; Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Tiêu chí đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm khác. Chợ được công nhận là mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi được đánh giá đạt tất cả các tiêu chí kể trên. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng là đơn vị triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí và thẩm định, công nhận mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện. |