Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp: Bao nhiêu doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng?

Diendandoanhnghiep.vn Đại biểu băn khoăn về tiêu chí hưởng hỗ trợ giảm 30% thuế TNDN, sẽ là không công bằng với những doanh nghiệp gặp khó nhưng thừa tiêu chí lao động hoặc doanh thu vượt ngưỡng một chút.

"Tôi sẽ bấm nút thông qua việc giảm 30% thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn còn đó nỗi băn khoăn bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng chính sách này", Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú  Thọ) nói.

băn khoăn bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng chính sách

Đại biểu Hoàng Quang Hàm băn khoăn bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng chính sách giảm 30% thuế TNDN.

Nới lỏng chính sách tài khoá cần liều lượng phù hợp

Theo đó, Đại biểu phân tích khi kinh tế suy giảm, nguyên lý cơ bản là nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tăng chi tiêu công và tăng cung ứng vốn để kích thích nền kinh tế tăng cung. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 làm cả cung và cầu đều suy giảm nên việc nới lỏng mỗi chính sách cần phải có liều lượng phù hợp.

Đại biểu Phú Thọ cũng chi ra rằng, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp còn hoạt động, có doanh thu, có lãi, không bao quát hết các doanh nghiệp khó khăn.

“Vì thế cần có thêm chính sách đối với các doanh nghiệp ngừng hoạt động do thiếu vốn, do đứt đoạn nguồn cung đầu vào hoặc thị trường đầu ra”, Đại biểu nhấn mạnh.

Theo Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, để đảm bảo dòng tiền cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, dự báo còn kéo dài, ngoài chính sách tiền tệ cần tiếp tục giãn thời gian nộp thuế, kể cả năm 2021. Cũng cần lưu ý nới lỏng chính sách tiền tệ, phải kiểm soát được các chỉ số an toàn nợ của ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu quá mức và phải kiểm soát được lạm phá.

Đại biểu Hàm cũng sốt ruột khi mà thu ngân sách giảm mạnh, trong khi phải tăng chi để chống dịch, khôi phục kinh tế nên cần sắp xếp lại chi và nới trần bội chi. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chưa trình phương án cụ thể để điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách làm căn cứ cho Quốc hội xem xét quyết định.

“Vẫn cần phải có khoảng lặng để đánh giá và hạn chế tác động tiêu cực của các chính sách. Khoảng lặng đó để xem chính sách có đặt mục tiêu không. Kết quả mang lại có vượt trội so với hậu quả tiêu cực của chính sách không”, Đại biểu Hàm nói.

Với nỗi băn khoăn bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng chính sách giảm 30% thuế thuế thu nhập mà Chính phủ đã trình, ông Hàm đặt vấn đề: "Có công bằng không khi một doanh nghiệp thừa tiêu chí lao động chẳng hạn sử dụng 150 lao động nhưng doanh thu vượt ngưỡng một chút, ví dụ là 55 tỷ không được hưởng chính sách, trong khi doanh nghiệp sử dụng ít lao động hơn nhiều, có doanh thu ít hơn một chút lại được hưởng chính sách. Việc không phân biệt doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ thương mại không phân biệt có bị giảm lãi hay không, liệu có công bằng không?"

Khắc phục đứt gãy của chuỗi sản xuất

Một vấn đề lớn hiện nay là dịch COVID-19 gây ra “đứt gãy” chuỗi sản xuất, có thể kéo dài nhiều năm. Để lấp đầy lỗ hổng của chuỗi sản xuất, theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, ngoài việc thu hút chọn lọc FDI, phát triển kinh tế tư nhân thì cần tính đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước theo quy định của Hiến pháp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước theo đúng phương châm là đầu tư vào lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm do không mang lại hiệu quả hoặc do không đáp ứng được đòi hỏi phải có số vốn lớn để đầu tư.

Tuy nhiên, để thực hiện được, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, cần nhìn nhận lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) - bộ phận chủ yếu của kinh tế nhà nước ở hai khía cạnh.

Thứ nhất là, do phải đầu tư vào các lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm nên trong các trường hợp này phải nhìn nhận khách quan hiệu quả đầu tư của DNNN không thể đòi hỏi lợi nhuận, hệ số sử dụng vốn như trong các điều kiện bình thường khác, có như vậy DNNN mới dám đầu tư.

Thứ hai là, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải coi là cơ cấu lại danh mục nhà nước đầu tư nên tiền thu được ngoài việc nộp ngân sách để chi đầu tư cần phải giành nguồn cho đầu tư, mở rộng DNNN kể cả thành lập mới để hoạt động trong các lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm.

“Đây là vấn đề cần giải quyết để cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của chuỗi sản xuất và phát triển bền vững lâu dài”, Đại biểu Hoàng Quang Hàm đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp: Bao nhiêu doanh nghiệp sẽ có lãi để hưởng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713440972 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713440972 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10