Đại dịch COVID-19 có thể kết thúc?

Diendandoanhnghiep.vn Diễn biến dịch COVID-19 tại hầu hết các nước trên thế giới có chiều hướng cải thiện đáng kể về tỉ lệ lây nhiễm, nhập viện và tử vong.

>> COVID-19 sẽ thành bệnh lưu hành bình thường

Vậy, đã đến lúc kết thúc đại dịch COVID-19?

Nhìn lại hai năm trước, vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. WHO cho biết khi các quốc gia chứng kiến số ca mắc, hoặc ít nhất là số ca nhập viện và tử vong suy giảm, họ sẽ tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp này. Tuy nhiên, WHO vẫn chưa đưa ra tiêu chí cụ thể.

Cho đến thời điểm hiện tại, ghi nhận từ hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam cho thấy, diễn biến dịch COVID-19 đang có chiều hướng cải thiện đáng kể về tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ nhập viện và tử vong.

Nhiều nước châu Âu đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

Nhiều nước châu Âu đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19

Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, năm 2022 có thể là năm kết thúc của đại dịch COVID-19, bởi hai năm qua chúng ta đã biết rất rõ về virus và chúng ta đã có những công cụ để kiểm soát dịch.

Vào đầu năm 2021, tại một cuộc họp giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới G7 và G20, WHO đã đặt ra thách thức cho các nhà lãnh đạo cần hoàn thành việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho 40% dân số trong năm 2021 và 70% dân số đến giữa năm 2022. Tính đến cuối năm 2021, 92 trong số 194 quốc gia thành viên đã không đạt được mục tiêu này. Vẫn tồn tại sự thiếu hụt nguồn cung vắc xin ở các quốc gia kém phát triển.

Người đứng đầu WHO cũng cảnh báo rằng việc các nước phát triển cho người dân tiêm tăng cường mũi tiêm thứ 3 và thứ 4 có thể khiến các nước thu nhập thấp một lần nữa thiếu hụt nguồn vắc xin. Với mục tiêu phủ vắcxin trên 70% dân số thế giới vào đầu tháng 7/2022, WHO đang kêu tất cả các quốc gia trên thế giới đoàn kết và chia sẻ.

Thực tế cho thấy, việc “sống chung” với COVID-19, đòi hỏi chúng ta thay đổi tư duy, chúng ta không thể hy vọng virus hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, mọi người cần cố gắng để giảm thiểu hậu quả về mặt sức khỏe và kinh tế do đại dịch gây ra để tiếp tục cuộc sống sau đại dịch.

Rủi ro do COVID-19 gây ra có thấp đến mức mà con người không cần phải xem xét nhiều về nó trong việc ra các quyết định quan trọng. Nó sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng khi bạn ra quyết định làm việc tại văn phòng, đi xem bóng đá tại sân vận động, hay đi xem phim tại rạp chiếu phim.

Các chuyên gia WHO khuyến cáo các nước không nên dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

Các chuyên gia WHO khuyến cáo các nước không nên dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch

Trong tuần trước, các ca mắc ở Mỹ đã giảm dần và số ca mắc trên toàn cầu đã giảm 5%. Tuy nhiên, một số nơi vẫn chứng kiến xu hướng ca nhiễm tăng, bao gồm Anh, New Zealand và đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc).

Tiến sĩ Carissa Etienne, giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), cho biết người dân ở nhiều quốc gia vẫn đang thiếu vaccine và thuốc điều trị. Riêng ở khu vực Mỹ Latin và Caribe, hơn 248 triệu người chưa được tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên. Các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp có khả năng sẽ chứng kiến làn sóng ca mắc, nhập viện và tử vong gia tăng trong tương lai.

Trong khi đó, tiến sĩ Ciro Ugarte, giám đốc về tình trạng y tế khẩn cấp thuộc Tổ chức Y tế liên Mỹ, nhấn mạnh con người vẫn chưa thoát khỏi đại dịch này và cần tiếp cận đại dịch này một cách thận trọng.

Chuyên gia nghiên cứu Erica Charters thuộc Đại học Oxford cho biết giới khoa học đã không nghiên cứu kỹ sự kết thúc của các dịch bệnh trước đây cũng như quá trình khởi phát của chúng. Theo bà Charters, sự kết thúc của một đại dịch là quá trình lâu dài và có khả năng không thể chấm dứt hoàn toàn ở cùng một thời điểm. 

>> Hai kịch bản phòng, chống COVID-19 trong thời gian tới

>> Việt Nam nghiên cứu tiêm mũi 4 vaccine phòng Covid-19

>> Trẻ từ 5-11 tuổi đã mắc COVID-19 có cần tiêm vaccine?

Tại Việt Nam, trong 7 ngày gần đây, Bộ Y tế ghi nhận trung bình hơn 9.000 ca nhiễm một ngày, giảm 16% so với trung bình 7 ngày trước đó. Số tử vong liên tục giảm, hôm qua ghi nhận số tử vong thấp nhất so với 10 tháng trước.

Đặc biệt, trong các văn bản gần đây, Bộ Y tế đánh giá COVID-19 được kiểm soát trên toàn quốc.

Theo Phó Giáo sư Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, số nhiễm giảm nhưng chưa đáp ứng điều kiện để công bố hết dịch. Ông trích dẫn Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định 07/2020 về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có quy định không ghi nhận ca nhiễm mới trong 28 ngày, tính từ thời gian ca nhiễm gần nhất được cách ly. Trong khi đó, toàn quốc vẫn ghi nhận ca nhiễm mới mỗi ngày, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó chắc chắn không phát sinh ca bệnh nào trong tương lai.

  

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại dịch COVID-19 có thể kết thúc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711618571 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711618571 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10