Đại hội XIII: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, thời gian tới, vẫn cần có cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì lợi ích chung.

Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết khi trao đổi với báo chí bên lề Đại hội XIII.

Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương

Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương

Ông Cường cho biết, từ 2013 đến nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ khóa XII, công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường, đẩy mạnh. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh toàn diện trong tất cả lĩnh vực, xây dựng các văn bản, quy chế, tổ chức các đoàn thẩm tra, đánh giá.

“Trong hội nghị tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có kết luận rất kỹ lưỡng, đây là những điểm nhấn rất mạnh, khẳng định chúng ta phòng chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, ông Trần Quốc Cường nói.

Đề cập đến những giải pháp phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn tới, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo Ban Nội chính Trung ương tổ chức phối hợp với các ngành, các cơ quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ Tư pháp, Thanh tra, cùng nhau nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế và xây dựng đội ngũ cán bộ liêm chính để phục vụ công tác này, đồng thời lan tỏa, tuyên truyền rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng…

“Chúng ta cần có cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu công tác này như giai đoạn vừa qua. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là một trong những biểu tượng, một tấm gương trong lãnh đạo phòng, chống tham nhũng. Cuối cùng, là phải được sự đồng lòng của toàn dân và cả hệ thống” - đại biểu Trần Quốc Cường nêu rõ.

Để bảo vệ những người tố cáo tham nhũng, theo ông Trần Quốc Cường, việc đầu tiên là phải xây dựng được cơ chế. Sau đó phải có được đội ngũ cán bộ liêm chính để phụng sự cho công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp đến, cần lan tỏa, tuyên truyền rộng rãi kết quả, quyết tâm của cuộc đấu tranh đến các tầng lớp nhân dân. Việt Nam cũng như nhiều nước, cần có chính sách bồi dưỡng từ nhà trường để thế hệ trẻ không có lòng tham, để “không muốn tham nhũng”.

Đặc biệt, cần có cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu. Như giai đoạn vừa qua, có thể nói Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng là một trong những biểu tượng, tấm gương sáng ngời lãnh đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng. 

Và để thực hiện tốt công tác này, theo Phó ban Nội chính Trung ương phải được sự đồng lòng của toàn dân, và cả hệ thống.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại hội XIII: Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung cách nào? tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711615830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711615830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10