Đài Loan chịu trận trong “cuộc chiến” Mỹ - Trung?

QUỲNH MAI 15/08/2020 11:57

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã có chuyến thăm đến Đài Loan, một chuyến thăm lịch sử nhằm thể hiện sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump đối với Đài Bắc.

Khi Bộ trưởng Azar đi thăm thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, một số máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã nhanh chóng băng qua biên giới trên biển giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Sau đó quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển gần Đài Loan, được truyền thông nhà nước Bắc Kinh đưa ra như một lời "cảnh báo" đối với những người tìm kiếm độc lập cho hòn đảo.

Lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, tỏ rõ tham vọng "thống nhất" hòn đảo này với đất liền và từ chối loại trừ việc sử dụng vũ lực, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền chưa bao giờ kiểm soát trực tiếp Đài Loan.

Chuyến đi của Bộ trưởng Azar - quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm hòn đảo này kể từ năm 1979 - là chuyến đi mới nhất trong một loạt động thái cấp cao của chính quyền Trump nhằm đưa Mỹ xích lại gần Đài Loan.

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar (L) nhìn Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (R) phát biểu trong chuyến thăm Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc vào ngày 10 tháng 8.

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar (trái) nhìn Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen (ogaur) phát biểu trong chuyến thăm Văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc vào ngày 10/8.

"Thông điệp gửi tới Bắc Kinh là chúng tôi có một đối tác, có tình hữu nghị với Mỹ", theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu.

Ngài Wu nói rằng ông "rất lo ngại" về các hành động gây hấn của chính phủ Trung Quốc trong những tháng gần đây đối với cả Đài Loan và các nước láng giềng trong khu vực, nhưng ông tin rằng Đài Bắc có thể giữ mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington tách biệt.

"Mỹ đang công khai nói rằng, quan hệ của họ với Đài Loan là độc lập với quan hệ của họ với bất kỳ ai khác", Wu nói. "Chúng tôi luôn có mối đe dọa từ Trung Quốc và bất kể mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ tốt hay xấu, nó vẫn tồn tại."

Mối quan hệ rạn nứt

Khi quyền lực và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, Trung Quốc khăng khăng khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Ngày nay, số quốc gia duy trì mối quan hệ với Đài Loan đang giảm dần. Mặc dù Washington công khai thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc”, nhưng họ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo này và thường xuyên cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả việc bán lượng lớn khí tài quân sự cho Đài Bắc.

Không có gì đáng ngạc nhiên, chính phủ Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ chuyến thăm của Azar, nhắc lại rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ "mối quan hệ chính thức" nào giữa hai bên.

"Lập trường này là nhất quán và rõ ràng ... Tôi muốn nhấn mạnh rằng nguyên tắc “Một Trung Quốc” được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Bất kỳ nỗ lực nào phớt lờ, phủ nhận hoặc thách thức nguyên tắc đó đều sẽ thất bại", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nói vào ngày 5/8.

Máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache do Mỹ sản xuất tham gia cuộc tập trận thường niên của quân đội Han Kuang ở Đài Trung vào ngày 16/7.

Máy bay trực thăng tấn công AH-64E Apache do Mỹ sản xuất tham gia cuộc tập trận thường niên của quân đội Han Kuang ở Đài Trung vào ngày 16/7.

Đài Loan trong “thế khó”

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Wu cho biết chính quyền ở Đài Bắc "rất lo ngại" về quan hệ xấu đi với Bắc Kinh. Và ông mong mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ càng tốt thì Đài Loan càng được bảo vệ tốt hơn. Trong một tuyên bố đưa ra tại cuộc họp của lãnh đạo cao cấp của đảng vào ngày 5 tháng 8, chưa đầy một tuần trước chuyến thăm của Bộ trưởng Azar, bà Tsai nói rằng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, Đài Loan cần có những bước đi thận trọng hơn.

Có thể thấy Đài Loan đang trong thế “bị động”, và theo Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS của London, cho biết hòn đảo này chỉ còn lại rất ít bạn bè quốc tế và đối mặt với một chính phủ Trung Quốc hiếu chiến, Đài Bắc có rất ít lựa chọn ngoài việc chấp nhận Mỹ.

Sau tháng 11

Quyết định xích lại gần Đài Loan của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump áp dụng một loạt biện pháp khiến Bắc Kinh tức giận, bao gồm việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và các lệnh của tổng thống đối với các ứng dụng của Trung Quốc là TikTok và WeChat.

Các chuyên gia cho rằng, tất cả những quyết định này có khả năng được đưa ra một phần để giúp Tổng thống Mỹ Trump tái đắc cử tại cuộc bầu cử vào tháng 11 và cho thấy ông tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.

Tuy nhiên chưa gì là chắc chắn sau cuộc bầu cử, cho dù Trump có tái đắc cử hay không. Zhu, giáo sư tại Đại học Bucknell, nói rằng mối quan hệ đối kháng lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc không bền vững sau tháng 11 do số lượng các vấn đề kinh tế và an ninh quốc tế mà hai nước cần phải làm việc cùng nhau.

"Tôi nghĩ Đài Loan cần phải suy nghĩ về điều đó ... những gì họ đang làm bây giờ có ý nghĩa từ quan điểm của họ, nhưng liệu đó có phải là lợi ích lâu dài của Đài Loan không?" - Giáo sư Zhu nói.

Có thể bạn quan tâm

  • “Vòng xoáy” nông sản từ cuộc chiến Mỹ- Trung

    “Vòng xoáy” nông sản từ cuộc chiến Mỹ- Trung

    05:11, 10/08/2019

  • Mỹ - Trung

    Mỹ - Trung "đối đầu" và cơ hội của Việt Nam

    11:05, 28/07/2020

  • Cuộc tập trận của Mỹ - Trung Quốc trên Biển Đông: Nhìn nhận thế nào cho đúng?

    Cuộc tập trận của Mỹ - Trung Quốc trên Biển Đông: Nhìn nhận thế nào cho đúng?

    09:44, 11/07/2020

  • Mỹ - Trung và

    Mỹ - Trung và "ám ảnh" định luật Cardwell

    14:04, 16/07/2020

  • Mỹ - Trung cắt đứt quan hệ: Liệu có dễ dàng?

    Mỹ - Trung cắt đứt quan hệ: Liệu có dễ dàng?

    05:03, 17/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đài Loan chịu trận trong “cuộc chiến” Mỹ - Trung?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO