Đàm phán bế tắc, Nga- Ukraine có toan tính riêng

Diendandoanhnghiep.vn Trong thời gian qua, đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục rơi vào bế tắc khi hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Vậy nay có phải là thời điểm chín muồi cho đàm phán?

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga "ngấm đòn" suy thoái

Hai phái đoàn Nga và Ukraine tham gia đàm phán tại Belarus ngày 3-3 năm nay ẢNH: REUTERS

Hai phái đoàn Nga và Ukraine tham gia đàm phán tại Belarus ngày 3/3 năm nay ẢNH: REUTERS

Mới đây, Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak cho rằng việc đàm phán với Nga hiện nay không khác nào "đầu hàng" trước đối phương đang thua trận. Theo ông Podolyak, điều này đồng nghĩa quốc gia đang giành lại lãnh thổ của mình phải đầu hàng nước đang thua trận.

Cố vấn Tổng thống Ukraine cũng nói thêm, hiện nay Nga chưa đưa ra bất kỳ đề xuất trực tiếp nào về đàm phán hòa bình với Kiev, thay vào đó chuyển đề nghị qua các bên trung gian và thậm chí nêu khả năng ngừng bắn. Tuy nhiên, Ukraine cho rằng Nga đang trì hoãn để có thêm thời gian khôi phục lực lượng, chuẩn bị cho đợt tấn công mới.

"Trong khi chờ đợi, họ sẽ huấn luyện lính dự bị mới được huy động, tìm thêm vũ khí và củng cố các vị trí phòng thủ của mình", ông Podolyak nhấn mạnh; đồng thời cho biết thêm, các nước phương Tây không thể gây sức ép để Ukraine chấp nhận đàm phán. 

Cố vấn này nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ không tạm dừng cuộc phản công, bởi điều này sẽ làm gia tăng thêm tổn thất mà Kiev đang phải gánh chịu.

Trong khi đó, Nhà Trắng cũng khẳng định Mỹ không hối thúc Tổng thống Ukraine đàm phán hòa bình với Nga. Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby: "Tất cả chúng tôi đều nhất trí rằng ông Zelensky sẽ quyết định liệu có sẵn sàng đàm phán hay không, cũng như thời điểm và cách thức điều này diễn ra. Washington dự định không thảo luận riêng với Nga về vấn đề này.

Các chuyên gia quân sự nhận định, khả năng tiến đến đàm phán của hai bên hiện giờ đang không có dấu hiệu khả quan. Trước đó, để ngồi vào bàn đàm phán, Ukraine đã yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ của mình và bồi thường cho những tổn thất mà chiến tranh gây ra. 

>> Chiến sự Nga - Ukraine và nỗi ám ảnh năng lượng

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Cục diện chiến sự Nga- Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Nhưng chính phủ của ông Zelenskyy được cho là đang chịu áp lực từ Washington để làm dịu đi lập trường không khoan nhượng của mình. Có thể thấy, Ukraine đã liên tục thay đổi yêu cầu. Mới đây, Tổng thống Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình CNN Christiane Amanpour rằng ông “sẵn sàng nói chuyện với Nga – nhưng với một nước Nga khác, một nước thực sự sẵn sàng cho hòa bình”.

Mặc dù Ukraine chưa sử dụng hết tiềm năng tấn công của mình, nhưng khó có thể duy trì một cuộc chiến tranh tiêu hao với nước láng giềng hùng mạnh hơn trong thời gian dài, ngay cả khi nhận được tất cả sự hỗ trợ về quân sự và tài chính từ phương Tây.

Theo Ngân hàng Thế giới, Ukraine dự kiến sẽ giảm 35% GDP trong năm nay, trong khi tăng trưởng kinh tế Nga sẽ giảm 4,5%. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga vào mùa thu này đã phá hủy tới 40% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Nếu các cuộc không kích tiếp tục, nhiều khu chung cư cũ của Ukraine, nơi hầu hết người Ukraine sinh sống, sẽ trở nên không thể ở được vì chúng phụ thuộc vào hệ thống sưởi trung tâm do các nhà máy nhiệt điện cung cấp. Điều này có thể tạo ra một làn sóng người tị nạn lớn.

Nga hiện vẫn chưa triển khai hầu hết lực lượng trong số 300.000 người mà họ tuyên bố đã huy động kể từ tháng 9. Nước này cũng đang mua thêm máy bay không người lái và tên lửa có độ chính xác cao từ Iran, đồng thời tăng cường sản xuất vũ khí. Trong khi rút khỏi Kherson, quân đội Nga đang dần khởi động lại các hoạt động tấn công ở khu vực Donetsk.

Do đó, thời điểm Ukraine tỏ ra chiếm ưu thế cũng là thời điểm nước này có thể đạt được lợi ích tối đa trong các cuộc đàm phán hòa bình. Nếu Nga giành lại thế chủ động trên tiền tuyến một lần nữa, sự khao khát giành được các chiến lợi phẩm về lãnh thổ và chính trị của nước này sẽ tăng lên theo cấp số nhân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đàm phán bế tắc, Nga- Ukraine có toan tính riêng tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564270 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564270 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10