Dám... rời bỏ thị trường

Phạm Hoài Huấn 30/08/2019 11:45

Dám dấn thân trước cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận cắt lỗ khi dự án không khả thi. Mấy người dám làm những điều như vậy.

Cách đây vài năm, tôi và PGS. TS Trần Việt Dũng cùng thực hiện các thủ tục để mở một Công ty về Thương mại điện tử.

Khách hàng là một doanh nhân thành công. Chúng tôi hơi ngạc nhiên, khi anh [khách hàng] đang có một công cuộc kinh doanh sáng lạn ở một mảng khác. Anh chỉ bảo, việc kinh doanh giờ đã vào guồng. Anh cần phải làm gì đó, chứ không thì cuộc sống “boring” quá. Thế là một dự án về thương mại theo xu hướng thời thượng sharing economy ra đời.

Có thể bạn quan tâm

  • Quản trị tài chính doanh nghiệp

    08:08, 27/08/2019

  • Chủ tịch Kido Trần Kim Thành: 'Nhân trị' chính là bí quyết quản trị hậu M&A

    16:12, 26/08/2019

  • Quản trị doanh nghiệp: Cân bằng giữa bao quát và chi tiết

    07:56, 20/08/2019

  • Quản trị nhân sự thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến khởi nghiệp thất bại

    07:58, 16/08/2019

  • Khó khăn và xung đột trong quản trị doanh nghiệp gia đình

    04:28, 12/08/2019

Tôi là người chắp bút cho các thoả thuận cổ đông và điều khoản người dùng cùng chính sách bảo mật. Do đó, để có thể thực hiện công việc tôi đã phải tiến hành vài cuộc phỏng vấn khách hàng. Cái quan trọng khi tư vấn pháp lý cho các Dự án về Thương mại điện tử, nó không chỉ là qui định pháp luật.

Từ trải nghiệm cá nhân, tôi cho rằng một luật sư chỉ biết có qui định pháp luật mà không có sự am hiểu về công nghệ và business model thì không thể tư vấn thành công cho các Dự án thương mại được.

Tôi đã không thể ngăn được sự thán phục và nhanh nhạy của khách hàng về khả năng đánh giá thị trường và tìm hiểu các khoảng trống, lợi thế cạnh tranh, tầm nhìn…

Bẵng đi một thời gian, tôi truy cập vào website của khách hàng. Và kết quả là… không tìm thấy! Tôi đã rất ngạc nhiên. 

Khách hàng chia sẻ:

Để vận hành dự án này, mỗi năm anh sẽ đốt khoảng [] tỷ đồng. Con số đó đã vượt khỏi mức dự toán mà anh dành ra”. Và như thế, một cách lạnh lùng, dự án bị trảm. Tiền của khu vực tư nhân là tiền túi của chủ sở hữu. Nó khác hoàn toàn về bản chất so với các quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Thế nên tôi hiểu rằng đằng sau quyết định dứt khoát đó, là những đắn đo. Nhưng tôi học được từ anh, bài học về sự sự dứt khoát trong các quyết định trước điều đúng nên làm. Dám dán thân trước cơ hội kinh doanh, dám chấp nhận cắt lỗ khi dự án không khả thi. Mấy người dám làm những điều như vậy.

Tôi cho rằng, sự thất bại của dự án này, chính là khoản đầu tư cho những thành công của những Dự án rực rỡ khác trong tương lai. Quá trình bảo trợ pháp lý như vậy, đã mang lại cho chúng tôi trải nghiệm về Quyết định rời bỏ thị trường. Tư vấn cho khách hàng, không chỉ biết chinh đoạt thị trường. Mà đôi khi buông bỏ cũng là điều đúng nên làm khi thị trường đã trở nên khắc nghiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dám... rời bỏ thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO