Khoảng 50 cơ sở đúc nằm xen kẽ trong khu dân cư, tình trạng ô nhiễm môi trường tại xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày càng gia tăng.
Mặc dù, dự án di dời các cơ sở đúc khỏi khu dân cư, đến khu tập trung đã được đưa ra hơn 10 năm, nhưng đến nay vẫn… không có gì thay đổi.
“Nhà máy” trong khu dân cư
Ông Nguyễn Văn Phú (xã Mỹ Đồng) cho biết, nhiều năm nay, người dân nơi đây vẫn phải sống chung những tiếng máy đột dập rung chuyển nền nhà, mùi khét đến tức ngực, khó thở từ việc nấu kim loại. Trong khi đó, các cơ sở đúc này hoạt động suốt ngày, buổi trưa các cháu nhỏ đi học về phải chịu tiếng ồn và mùi khói độc khiến các cháu không chịu nổi, nhiều gia đình phải đưa các cháu nhỏ đi sơ tán.
Để chứng minh cho lời mình nói ông Phú dẫn chúng tôi lên tầng 2 của ngôi nhà ông ở, để chỉ cho chúng tôi cơ sở đúc cạnh nhà. “Cơ sở này dùng máy bắn bi để bắn cho sạch cát cháy ở gang nhưng không có nhà kín, không có thiết bị xử lý. Bờ tường dựa sát nhà và thổi trực tiếp lên tầng nhà tôi, trong khi nhà tôi đóng cửa kín 24/24 mà bụi bám đen, hàng ngày chúng tôi quyét dọn thường xuyên nhưng không ăn thua” - ông Phú nói.
Gia đình ông Phú chỉ là 1 trong hàng trăm hộ dân khác của xã Mỹ Đồng “chịu trận” từ làng nghề đúc còn khoảng 50 cơ sở vẫn xen kẽ ở đây. Quá trình nung chảy nguyên liệu là khâu gây ảnh hưởng tới môi trường nhiều nhất. Bao trùm lên cả làng là khói trắng và bụi. Việc sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ lạc hậu, dẫn tới khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2... Quá trình tái chế cũng gây phát sinh các khí độc như hơi a-xít...
HĐND huyện họp khóa nào cũng ý kiến nhưng vẫn chưa có kết quả, doanh nghiệp vẫn mỏi mòn chờ đợi dự án được phê duyệt.
Câu chuyện môi trường ở Mỹ Đồng đã nóng cả chục năm nay. Có những doanh nghiệp chỉ chừng 100 - 150 m2 đất vườn để làm nhà xưởng, nhưng có đến 150 công nhân làm việc mỗi ca. Diện tích sản xuất không có dẫn đến vật liệu và phế thải đổ tràn lan ra đường gây ô nhiễm nặng nề.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Đúc cơ khí truyền thống Mỹ Đồng cho biết, nhu cầu mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp ở đây rất cấp bách. Thế nhưng chỗ cho công nhân đứng còn chật chội, nguyên vật liệu, phế thải phải tập kết ra đường là chuyện đương nhiên.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 02/12/2019
23:04, 05/11/2019
12:06, 24/10/2019
14:05, 01/10/2019
16:09, 30/09/2019
17:30, 29/08/2019
14:10, 08/08/2019
17:52, 05/07/2019
06:43, 02/07/2019
15 năm quy hoạch treo
Năm 2004, làng nghề Mỹ Đồng giai đoạn 1 đã được đưa vào khai thác nhưng cùng với điểm công nghiệp tại xã Kiền Bái (11ha) nhưng mới chỉ đáp ứng được cho 48 cơ sở sản xuất. Còn 50% số doanh nghiệp trong làng nghề chưa có mặt bằng, xưởng sản xuất vẫn nằm xen kẽ trong khu dân cư.
Theo UBND huyện Thủy Nguyên, nguyên nhân việc triển khai đề án xây dựng CCN chậm do liên quan đến điều chỉnh quy hoạch. Khi xây dựng đề án, huyện đề xuất xây dựng CCN trên diện tích hơn 28 ha. Nhưng nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp rất lớn nên huyện chỉnh sửa, mở rộng đề xuất thành phố Hải Phòng phê duyệt xây dựng CCN lên 40 ha. Tuy nhiên, đến ngày 01/10/2018, UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định 2552 về phê duyệt các CCN được quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 thì CCN làng nghề Mỹ Đồng chỉ được quy hoạch 20 ha.
Hiện tại, doanh nghiệp được giao thực hiện dự án xây dựng hạ tầng CCN đang triển khai các thủ tục liên quan. Đối với dự án cải thiện môi trường làng nghề, tuy thành phố đã có chủ trương, song do thay đổi về cơ cấu nguồn vốn nên đang xem xét điều chỉnh lại.
Năm 2017, HĐND huyện Thủy Nguyên thông qua đề án thành lập CCN làng nghề Mỹ Đồng. Theo kế hoạch, CCN được thực hiện trong 3 năm từ 2017 đến năm 2019. Theo đề án, CCN làng nghề Mỹ Đồng được xây dựng trên diện tích 28,1ha với tổng mức đầu tư là 280 tỷ đồng. Khi CCN được đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng mặt bằng cho 59 cơ sở sản xuất. Nhưng mặc doanh nghiệp mỏi mắt chờ, đến nay CCN làng nghề Mỹ Đồng vẫn không nhúc nhích.