Đằng sau bạo loạn ở Kazakhstan

Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu dầu, khí đốt là lĩnh vực kinh tế sôi động nhất ở quốc gia Trung Á, vì vậy ở đất nước này không có ngành công nghiệp gì đáng kể ngoài khai thác dầu mỏ.

Liệu có thế lực nào đó đứng sau bạo loạn ở đất nước Trung Á

Liệu có thế lực nào đó đứng sau bạo loạn ở đất nước Trung Á

>> Nga - Mỹ sẽ hồi sinh chiến địa Biển Đen

Hơn 30 năm sau khi tách rời khỏi Liên Xô, phần lớn các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập SNG dai dẳng trong bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, trong đó có Kazakhstan, ở Trung Á.

Giống như Ukraina, khi giành quyền ly khai năm 1991, Kazakhtan tiếp quản một nền công nghiệp lạc hậu, không có nhà máy sản xuất nào đúng nghĩa. Nhưng bên kia biên giới, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Đến nay kinh tế Kazakhstan nằm trong tay Trung Quốc.

Konstantin Syroezhkin, chuyên gia ở Viện nghiên cứu Chiến lược Kazakhstan giải thích “Chúng tôi không có lựa chọn. Nếu chúng tôi loại bỏ các sản phẩm Trung Quốc chúng tôi sẽ đối diện với cuộc khủng hoảng thiếu hàng hóa trên thị trường”. “Đối với chúng tôi, tốt hơn hết là nên trở thành bạn tốt của Trung Quốc", chuyên gia này kết lại.

Đây là lý do mà các tổ chức xã hội dân sự và người dân Kazakhstan công khai nghi ngờ khả năng “độc lập” của chính phủ chuyên chế do Tổng thống Nazarbaev lãnh đạo - người vừa bị phế truất năm 2019 sau 30 năm cầm quyền!

Làn sóng mất niềm tin vào chính phủ Almaty ngày một tăng khi nguồn ngoại tệ thu về từ bán tài nguyên khoáng sản bị “hao hụt”, không đủ tiềm lực xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Xuất khẩu dầu, khí đốt là lĩnh vực kinh tế sôi động nhất ở quốc gia Trung Á, vì vậy ở đất nước này không có ngành công nghiệp gì đáng kể ngoài khai thác dầu mỏ.

Hơn một thập kỷ trước, Serikzhan Mambetalin, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Kazakhstan dự báo: Không ai hiểu rằng sau 20 năm nữa ở đất nước này sẽ không còn dầu và khi đó sẽ chẳng còn lại gì. Dầu là tương lai của chúng tôi, không có nó chúng tôi sẽ là một dân tộc hạnh phúc hơn.

Ngay đầu năm mới 2022, các thành phố lớn như Nur-Sultan, Almaty đã xảy ra bạo loạn vì giá khí đốt tăng cao khiến người dân bất mãn khi họ sở hữu nguồn tài nguyên này thuộc nhóm khá dồi dào.

Không ai khác ngoài Trung Quốc - khách hàng mua dầu khí lớn nhất của láng giềng Kazakhstan, đã dùng mọi biện pháp để khống chế kinh tế toàn bộ Trung Á với mục đích đảm bảo an toàn cho tình hình Tân Cương.

Trung Quốc có hơn 3.300km đường biên giới với các nước Trung Á, khu tự trị Tân Cương giáp Kazakhstan, tại thị trấn Hogos, hai nước đã thành lập khu biên mậu tự do rộng 5,2km2. Đóng vai trò là cửa ngõ “Con đường tơ lụa” mới tiến vào Trung Á. Xin Guangcheng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc thừa nhận: “Không có sự hơp tác của các nước Trung Á, tình hình Tân Cương khó kiểm soát hơn nhiêu”.

Không phải tất cả, nhưng mối quan hệ một chiều với Trung Quốc là nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng hiện nay ở Kazakhstan. Một nền kinh tế kém phát triển, có đến 80% hàng hóa trên thị trường đến từ Trung Quốc đã bóp nghẹt khả năng lớn lên của doanh nghiệp trong nước.

Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở Kazakhstan

Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở Kazakhstan

Khi dầu khí ngày một cạn dần, cộng với khó khăn do COVID-19, Chính phủ không còn cách nào khác ngoài tăng giá khí đốt để đảm bảo nguồn thu ngân sách. Nhưng vấn đề là Kazakhtan không hề thiếu hụt nguồn cung khí đốt. Trữ lượng khí đốt tự nhiên của Kazakhstan chỉ đứng sau Nga và Turkmenistan, với trữ lượng đã được kiểm chứng là 3,5 nghìn tỷ mét khối.

Trung Quốc cũng không dại dột “gây rối” ở Trung Á, vì đây có thể là mồi lửa đốt nóng Tân Cương. Nga càng không có lý do “đạo diễn” vụ này vì Moscow cũng đối diện nguy cơ mất an ninh nếu Kazakhstan bất ổn.

Logic này có thể suy luận chỉ có đối thủ lớn nhất của Moscow và Bắc Kinh được hưởng lợi nếu Kazakhtan bị biến thành “quả bom nổ chậm” ngay giữa vùng đệm Á-Âu vốn rất phức tạp về xung đột tôn giáo, sắc tộc, phiến quân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đằng sau bạo loạn ở Kazakhstan tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711671942 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711671942 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10